- Bộ Tư pháp cho biết, nhiều đối tượng bị kỷ luật, bị cho nghỉ việc ở ngành khác, gian dối hồ sơ để chui vào vỏ bọc các chức danh bổ trợ tư pháp, nhất là luật sư để lợi dụng quyền tự do dân chủ chống đối nhà nước.

Tại hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm chiều nay, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho hay, hoạt động bổ nhiệm, cấp chứng chỉ hành nghề bổ trợ tư pháp đang có nhiều hạn chế, vướng mắc.

5 lần bị kỷ luật, cách chức thẩm phán vẫn “đạo đức tốt”

Theo Bộ Tư pháp, các quy định pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn về ý thức tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và tiêu chuẩn có phẩm chất đạo đức tốt để được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc bổ nhiệm chức danh, nhất là trong lĩnh vực luật sư là các tiêu chuẩn định tính nên khó khăn cho quá trình thẩm tra hồ sơ.

{keywords}

Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2017 chiều nay

Báo cáo của Bộ Tư pháp dẫn chứng vụ việc ông N.V.R ở Sóc Trăng, đã bị Chủ tịch nước cách chức thẩm phán, 5 lần bị xử lý kỷ luật, khai trừ Đảng do ý thức kém nhưng vẫn được địa phương xác nhận đủ điều kiện (trong đó có đạo đức tốt) cấp chứng chỉ hành nghề để gửi lên Bộ.

Phó giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương Bùi Sỹ Hoàng cũng cho hay, đang thụ lý hồ sơ xin đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 1 trường hợp tương tự là 1 cán bộ công an, trong 5 năm 3 lần bị kỷ luật, sau đó bị cho ra khỏi ngành công an.

“Khi chúng tôi xác minh hồ sơ có làm việc với ngành công an, chính quyền địa phương, họ đều xác nhận về tiêu chuẩn này để tạo điều kiện cho cán bộ cũ của ngành. Chúng tôi băn khoăn không biết xác định tiêu chuẩn đạo đức tốt thế nào khi đề xuất trường hợp này, nhưng lại không biết từ chối thế nào”, ông băn khoăn.

Ông đề nghị Bộ có quan tâm hơn tới chất lượng đầu vào của luật sư và cần có hướng dẫn cụ thể về “tiêu chuẩn đạo đức tốt”.

Vi phạm nghiêm trọng vẫn đủ điều kiện

Theo Bộ Tư pháp, số lượng người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thời gian gần đây tăng đột biến. Trong đó có nhiều đối tượng bị kỷ luật, bị cho nghỉ việc ở ngành khác hoặc đối tượng cơ hội, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, gian dối hồ sơ để chui vào vỏ bọc các chức danh bổ trợ tư pháp, nhất là luật sư. Qua đó, họ lợi dụng chức danh, quyền tự do dân chủ để chống đối nhà nước.

Trong khi đó, Sở Tư pháp một số nơi lại không thực hiện hết trách nhiệm được pháp luật giao. Cụ thể, luật Luật sư 2012, luật Công chứng 2014... đã giao cho Sở Tư pháp tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trước khi gửi lên Bộ.

Tuy nhiên, quá trình thẩm tra, Bộ Tư pháp phát hiện không ít hồ sơ còn tình trạng như không đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, khai thiếu, thậm chí khai man, che giấu thông tin để qua mắt cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ làm qua loa...

{keywords}

Nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật nhiều lần, có hệ thống (dù chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc ý thức chấp hành pháp luật rất kém, bị cách các chức danh tư pháp hoặc thiếu bằng cấp theo quy định nhưng vẫn được địa phương xác nhận “đủ tiêu chuẩn” và gửi về Bộ.

Sau khi Bộ thẩm tra, xác minh là không đủ tiêu chuẩn và từ chối cấp phép, bổ nhiệm... đương sự đã khiếu nại, khiếu kiện.

Bộ Tư pháp đang xây dựng nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 123 (hướng dẫn luật Luật sư) có bổ sung 1 điều hướng dẫn thế nào là phẩm chất đạo đức tốt.

'Biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng, luật sư không tố giác thì phải xem lại'

'Biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng, luật sư không tố giác thì phải xem lại'

Ngoài đạo đức luật sư còn có đạo đức một công dân. Nếu biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì phải xem lại.

Điều tra viên án oan Huỳnh Văn Nén đang hành nghề luật sư

Điều tra viên án oan Huỳnh Văn Nén đang hành nghề luật sư

Ông Cao Văn Hùng, điều tra viên chính vụ án oan về “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén, hiện đang hành nghề luật sư tại Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa.

Nhiều nơi còn sợ luật sư tham gia tiếp dân

Nhiều nơi còn sợ luật sư tham gia tiếp dân

Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương (Thanh tra Chính phủ), có rất nhiều cơ quan kỳ thị với người khiếu kiện, thậm chí kỳ thị cả luật sư tham gia tiếp dân. Nhiều nơi rất sợ luật sư tham gia tiếp dân. 

22 luật sư bị xóa tên khỏi liên đoàn luật sư VN

22 luật sư bị xóa tên khỏi liên đoàn luật sư VN

Liên đoàn luật sư VN đã quyết định xử lí kỷ luật 94 trường hợp, trong đó xóa tên khỏi danh sách 22 luật sư.

Khai trừ Đảng luật sư Nguyễn Đăng Trừng

Khai trừ Đảng luật sư Nguyễn Đăng Trừng

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM quyết định thi hành kỷ luật đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM.

Thu Hằng