Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh do Covid-19

Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh do Covid-19

Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh do Covid-19 được tổ chức vào 19h ngày 19/11 tại Hà Nội và TP.HCM. Thể hiện sự chia sẻ của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam trước những mất mát, đau thương do đại dịch Covid-19 gây ra

Sau 3 đợt khống chế thành công dịch bệnh Covid-19, đợt bùng phát dịch thứ 4 khiến nhiều tỉnh, thành phía Nam gặp khó khăn bởi biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh.

TP.HCM là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt dịch lần thứ 4. Có thời điểm các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải khiến các y, bác sĩ phải căng sức, nỗ lực cứu chữa những ca bệnh nặng.

Đã có hơn 23.000 người tử vong do Covid-19, trong đó TP.HCM có hơn 17.200 người.

Trong suốt  thời gian dịch bệnh và hôm nay, TP.HCM cùng cả nước từng bước khắc phục hậu quả dịch bệnh, từng bước thích ứng an toàn. 

Những khoảnh khắc được ghi lại phản ánh một phần về cuộc chiến chống Covid-19, một bức tranh về những cảnh đời, những mất mát, hy sinh và tình người trong mùa dịch.

{keywords}

Những ca nhiễm được phát hiện ở Nhóm truyền giáo Phục Hưng, Q. Gò Vấp cuối tháng 5/2021 là khởi nguồn cho những chuỗi lây nhiễm bùng phát mạnh tại TP.HCM. Chính quyền TP và các lực lượng chức năng đã tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt để dập dịch nhưng số ca nhiễm vẫn tăng cao theo cấp số nhân.

{keywords}Người dân lấy mẫu tầm soát Covid-19 tại phường An Lạc, quận Bình Tân, nơi từng bùng phát các ca nhiễm.
{keywords}Người dân lấy mẫu tầm soát Covid-19 tại điểm lấy mẫu Trường THPT Trần Phú vào sáng 29/6.
{keywords}Đội ngũ tình nguyện viên nhập số liệu lấy mẫu cho công nhân ở khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.
{keywords}Một nhân viên y tế lấy mẫu tầm soát Covid-19 tại khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM

Tại TP.HCM, từ vài chục ca mắc hồi đầu tháng 5, đến trung tuần tháng 11 con số đã lên đến gần 450.000 ca nhiễm. Số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, bệnh viện quá tải, số người tử vong tăng cao.

Hàng vạn y, bác sĩ khu vực phía Bắc và các lực lượng quân đội, công an... đã chi viện cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam khi dịch bệnh bùng phát dữ dội. 

{keywords}Các bác sĩ mang vác chăn mền để nội trú tại bệnh viện dã chiến số 6.
{keywords}Đội ngũ y bác sĩ từ Quảng Ninh chi viện cho bệnh viện Dã chiến số 6, TP.HCM.

Nhiều khu Hồi sức tích cực điều trị những bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch được thiết lập. Phần lớn những bệnh viện tại TP.HCM chuyển công năng điều trị Covid-19, các bệnh viện dã chiến được xây dựng khắp nơi.

{keywords}Các bác sĩ đang điều trị cho một ca Covid-19 nặng tại bệnh viện Hồi sức Covid-19
{keywords}Khu hồi sức cấp cứu có những thời điểm luôn trong tình trạng quá tải
{keywords}Một bệnh nhân trong phòng cấp cứu điều trị tích cực Covid-19
{keywords}Trong đợt dịch cũng ghi nhận nhiều bệnh nhi mắc bệnh nền nhiễm Covid-19 chuyển nặng. Các bác sĩ đang điều trị tích cực cho các bệnh nhi ở bệnh viện Nhi Đồng 2

Chị Thủy đôi mắt ngấn lệ nhìn vào phòng hồi sức Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM)- nơi con trai 22 tháng tuổi đang nằm thở máy. Chị nhẩm tính, bé vào đây đã 7 ngày. Con trai chị Thuỷ là một trong hàng trăm em mắc Covid đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

{keywords}Chị Nguyễn Ngọc Thanh Thủy dõi theo con trai 22 tháng tuổi
{keywords}Những đứa trẻ đang điều trị Covid-19 trong bệnh viện Nhi Đồng 2
{keywords}Các em bệnh nhi ung thư mắc Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2

Hơn 23.000 người hy sinh, qua đời vì nhiễm Covid-19. Chính quyền TP.HCM phối hợp với lực lượng quân đội hoả táng và đưa tro cốt người mất về với gia đình. Các lò thiêu thời điểm đó luôn trong tình trạng quá tải. Nhiều người thân vẫn chưa nhận được tro cốt gia đình do phải cách ly hoặc đang điều trị trong khu cách ly, bệnh viện dã chiến.

{keywords}Bộ đội phối hợp với chính quyền địa phương đưa tro cốt người mất vì Covid-19 về với gia đình
{keywords}Một người phụ nữ vái lạy vong linh của mẹ khi tro cốt được chính quyền địa phương đưa về nhà ở quận Bình Tân

Nhiều người không cầm được nước mắt khi nhìn thấy kỷ vật của người thân. Anh Minh Đức, Q.10 từng nhiễm Covid-19, đang làm tình nguyện viên chăm sóc F0 tại bệnh viện.

Sáng 21/9, anh nhận được tin từ bệnh viện báo đến nhận lại đồ dùng của ba - ông Huỳnh Đức Ka, 83 tuổi. Những đồ còn lại là điện thoại, cục sạc, máy đo SpO2…

“Ba tôi nhập viện rất vội vã. Ba đi điều trị không có quần áo gì hết. Hôm nay đến đây, nhận đồ cuối cùng của ba. Tôi không biết làm sao. Thật sự, lúc này tôi rất nặng nề”- anh Kha xúc động nói.

{keywords}Anh Minh Đức khóc khi nhận được kỷ vật của ba vừa qua đời vì Covid-19
{keywords}Những lời nhắn nhủ gửi đến người thân khi còn đang điều trị Covid-19
{keywords}Các bác sĩ ở bệnh viện Dã chiến số 16 trao kỷ vật người mất vì Covid-19 cho người thân

Covid-19 cũng làm hàng ngàn trẻ em bỗng dưng mồ côi. Phạm Yến Nhi (20 tuổi), Q. 12, TP.HCM trở thành trụ cột gia đình khi ba và mẹ qua đời vì Covid-19. Chỉ trong 10 ngày, 4 chị em thành trẻ mồ côi. Mẹ Nhi mắc Covid-19 khi đi điều trị ung thư. Ba Nhi đang điều trị trong khu cách ly, bệnh tình trở nặng khi nghe tin vợ mất, ông cũng qua đời ít ngày sau đó.

Nhi thay ba mẹ lo cho 3 đứa em gái. Chị em Nhi cùng hơn 1.500 đứa trẻ khác trở thành trẻ mồ côi do Covid-19. Nhi ngậm ngùi nhìn lên bàn thờ chỉ có tro cốt của mẹ: “Tro cốt mẹ mới được đưa về, còn cha đã mất gần nửa tháng nay vẫn chưa được về nhà”.

{keywords}Chị em Nhi thắp hương cho ba mẹ trong căn nhà thuê ở Q.12

Chính quyền địa phương đẩy mạnh tiêm chủng cho người dân. Từ đầu tháng 10, lượng vắc xin về nhiều, số ca nhiễm giảm hơn một nửa từ khoảng bình quân 5.000 ca/ngày còn 2.000 ca/ngày. Hầu hết người trên 18 tuổi ở TP.HCM đều được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin. Các biện pháp phong toả dần được nới lỏng.

{keywords}Người dân TP.HCM đi tiêm vắc xin tại nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11
{keywords}Người dân chen chân đi tiêm vắc xin
{keywords}Người dân tiêm vắc xin tại một địa điểm ở Phú Nhuận sáng 14/8

Hàng quán đóng cửa, đường phố vắng lặng. Cuộc sống thường ngày của người dân bị đảo lộn. Nhiều người phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế lẫn sức khoẻ tinh thần khi phải ở nhà một thời gian dài do giãn cách.

{keywords}Phong toả một con hẻm khu Mã Lạng, quận 1 khi có ca nhiễm Covid-19
{keywords}Áp phích cổ động trên đường Lê Lợi, quận 1 sau ngày giãn cách.
{keywords}Người dân xếp hàng đi chợ trong những ngày giãn cách
{keywords}Đường phố TP.HCM vắng lặng sau lệnh cấm ra đường sau 18h

Nhiều chuyến xe ở các tỉnh đưa đón người dân sinh sống tại TP.HCM về địa phương khi thành phố này siết chặt giãn cách, người dân khó khăn trong đi lại, sinh sống, làm việc…

{keywords}Một cô gái đưa một chú chó cùng về quê tránh dịch tại bến xe Miền Đông.

Chị Nguyễn Thị Hoài, lao động tự do, sinh em bé được 2 tháng tuổi ngồi chờ xe đưa về quê Phú Yên tránh dịch. Nhiều tháng qua, vợ chồng chị mất việc không có tiền đóng trọ, nuôi con. Vợ chồng chị may mắn được xe của tỉnh đón về quê miễn phí: “Mấy tháng nay không đi làm nên sống nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Nay được tặng vé về quê mừng không tả xiết”. Chị Hoài xúc động nói.

{keywords}Chị Hoài ôm con nhỏ trong lúc chờ được lên xe miễn phí về quê Phú Yên tránh dịch.

 

{keywords}Bộ đội tham gia kiểm soát người và phương tiện, hạn chế người ra vào TP.HCM trong cao điểm dịch Covid-19
 

Nhiều người tập dần thích nghi với cuộc sống trong mùa dịch bệnh: Làm việc tại nhà, học trực tuyến, đám cưới online...

{keywords}Cô dâu Ngọc Diệp là điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai, chi viện vào TP.HCM hỗ trợ điều trị tại Dã chiến số 16 được đồng nghiệp tổ chức đám cưới online khi chú rể đang ở Hà Nội.

Người dân đa phần là công nhân di chuyển ra cửa ngõ TP.HCM để về quê sau lệnh nới lỏng giãn cách 1/10. Nhiều người mất thu nhập, mất việc làm, không còn kế sinh nhai trong suốt 4 tháng dịch bệnh bùng phát. Người dân trả nhà trọ, đi xe máy hàng nghìn km để  về quê.  

{keywords}Người dân miền Tây chờ qua cửa ngõ Bình Chánh, TP.HCM để được về quê sau giãn cách.

TP.HCM tiếp tục tiêm vắc xin cho các đối tượng còn lại. Các hoạt động khác đang dần phục hồi trở lại. Các buổi tưởng niệm nạn nhân Covid-19 cũng đang được diễn ra để tưởng nhớ người đã khuất.

{keywords}Tăng ni, phật tử cầu siêu cho những nạn nhân đã mất vì Covid-19 vào sáng 18/11 tại chùa Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM

Tùng Tin

Tưởng niệm hơn 23 nghìn người mất vì Covid-19

Tưởng niệm hơn 23 nghìn người mất vì Covid-19

“Covid-19 đã cướp đi ba mẹ tôi, giờ nhà chỉ còn mình tôi với nỗi nhớ khôn nguôi”, chị Thảo tâm sự. Hôm nay, cả nước sẽ tưởng niệm hơn 23 ngàn người mất vì Covid -19, trong đó có ba mẹ chị Thảo.