- Làm việc nhiệt tình, hết trách nhiệm, nhưng đôi khi, freelancer gặp phải rủi ro. Chủ thuê mướn lao động tìm mọi cách để lợi dụng sức lao động, quỵt tiền, thậm chí phải bỏ nghề. 

>> Ngóc ngách nghề kiếm tiền đô đa quốc gia

Nhắc đề tài này. K. chưa quên kỷ niệm "đau thương" gần đây. Chuyện xảy ra vào sau Tết nguyên đán vừa rồi. Anh ký hợp đồng làm việc với một ông chủ người gốc TQ, sống tại Mỹ. Người này tuyển dụng công việc tìm kiếm nguồn hàng nông sản tại Việt Nam để nhập khẩu vào Mỹ, với thời gian hoàn thành là 30 giờ/tuần, công việc kéo dài trong 1 tháng. Qua trao đổi, anh bảo có thể hoàn thành trong 1 tuần. 

{keywords}

Ông chủ đột ngột ngưng hợp đồng và cho nhận xét xấu

Chủ suy nghĩ mấy ngày, rồi chốt lại thời gian là 15 giờ/tuần, xem như bước thử sức ban đầu. Anh yên tâm vì hợp đồng là theo giờ, rất an toàn với freelancer, chủ phải trả số tiền từ lúc bắt đầu tính giờ. Công việc tìm kiếm, kết nối thông tin không khó với một người từng có kinh nghiệm nghiên cứu thị trường. Anh rất vui và làm việc với mức... năng lượng cao nhất. .

Thế nhưng người này liền đột ngột kết thúc hợp đồng khi chỉ 10 giờ làm, kèm theo lời nhận xét vô cùng khó chịu, đại ý như sau: "Kêu làm việc, anh ta làm nhưng không giải thích là nhà cung cấp có đáp ứng yêu cầu hay không? Bên cạnh đó, làm quá nhiều thời gian, trong khi tôi mướn một người Ấn cùng làm một công việc trên, người này chỉ làm trong một phần tư giờ".

"Mình không biết chuyện gì xảy ra, tại sao làm tốt mà nhận được nhận xét tàn nhẫn như vậy? Vì trước đó chủ nói chuyện rất đàng hoàng. Kêu tìm 15 nhà cung cấp, mình tìm gần 30, còn viết trong tài liệu gửi anh ta những yêu cầu của nhà cung cấp để anh ta giải thích rõ ràng hơn, mình sẽ chuyển nội dung cho khách hàng", anh bức xúc.

{keywords}

Công việc lừa đảo, yêu cầu phải nộp tiền để được giấy phép lao động

Nghe K. giải thích và khẳng định anh có đủ thông tin thể hiện đang làm rất tốt công việc (email, bản ghi âm cuộc gọi khách hàng), chủ liền bảo nên bỏ qua mọi chuyện, tiếp tục công việc. Không còn tin tưởng người này, anh từ chối... Có lẽ nghe "dọa" dữ quá, người chủ cũng sợ, tuần sau, bên cạnh trả tiền công, cũng "bonus" thêm vài chục USD xem như bồi thường hợp đồng.

Có những người chủ khôn lỏi, không thực tâm muốn mướn lao động. Chị K. Bình chia sẻ: "Họ đăng yêu cầu tìm người làm việc, tuy nhiên, muốn được thuê phải trải qua khâu thử việc. Mà đâu phải đơn giản, có người chủ đưa ra yêu cầu hết sức bóc lột người ta". Thấy có người đăng việc tìm người làm các audio tiếng Anh, phù hợp, chị nộp đơn. Người khách hàng này yêu cầu đọc vài đoạn đối thoại có thu âm. Thử in ra yêu cầu ra thì ... mười mấy trang. Quá bất hợp lý, thế nhưng theo chị thấy, vẫn có khá nhiều bạn nộp đơn ứng tuyển. 

Chị nói: "Nói là giá công 100 USD - đây là số tiền lớn với người Việt, nhưng có nhận được nó hay không chưa biết". Ngẫm nghĩ, chỉ "thử" phỏng vấn 5-6 người, người chủ đã lời to. Công việc chạy trơn tru mà có khi không hề tốn tiền (vì sau đó không mướn ai). Đây là một trong những cách những ông (bà) chủ láu cá hay làm. Họ có thể là sinh viên, người nghiên cứu cần thông tin, tư liệu cho đề tài họ theo đuổi. Là người trúng thầu công việc, nhưng tìm cách tạo một tài khoản thuê lao động, vờ tuyển lao động nhưng kèm theo yêu cầu thử việc, bắt họ làm thay mình... Đương nhiên, không phải ai cũng làm như thế.

{keywords}

Một Freelancer thận trọng hơn khi nhận hợp đồng làm việc qua mạng

Cũng một giáo viên tiếng Anh, kiêm Freelancer kể, một người chủ ký hợp đồng nhờ chị tìm thành ngữ. Anh ta kêu tìm chừng 100 cụm với giá 10 USD. Trao đổi thêm thì bảo có thể tìm thêm dưới 1000 cũng được, sẽ tính tiền thêm. Chị liền gửi hơn 300, sau khi gửi tài liệu chủ chỉ trả số tiền như đã hợp đồng, 10 USD. Hỏi thì bảo nhiều thành ngữ anh ta không dùng. 

Tùng Trần cũng từng được một ông chủ gốc Châu Phi, đăng ký tài khoản tại Đức mời làm công việc "nhẹ nhàng" với giá 1000 USD. 

Tùng nhớ lại: "Khi phỏng vấn, người chủ kêu mình gặp "trực tiếp" ông chủ anh ta, nhưng phải lên Facebook... cho an toàn. Mình hơi ngờ ngợ, nhưng tò mò muốn biết họ nói chuyện gì nên cũng vô "phây", đồng thời bấm nút ghi lại màn hình cuộc trao đổi. Ban đầu thì họ hỏi những câu hỏi về kỹ năng, mong muốn lương bao nhiêu? muốn làm vị trí nào?... 

Lúc sau người chủ  chuyển một link tài liệu bảo đọc. Mục đích của người này là ở đây. Theo như tài liệu nói, để được nhận làm việc, Freelancer phải đóng trước 30 USD - gọi là làm giấy phép lao động tại một quốc gia Châu Phi. 

Biết là lừa đảo, bạn liền nhắn lại rằng đang quay phim màn hình cuộc trao đổi. Người chủ liền... ẩn ngay không lời chào. 

Gặp một chủ không tốt là kinh nghiệm nhớ đời, nhưng không riêng gì những lao động người Việt, Freelancer Ấn Độ - người mà người chủ gốc TQ từng lấy ra khen ngợi, để so sánh năng lực làm việc với anh K. cũng vừa bị "phê" vào hồ sơ rất nặng nề vì theo ông ta, đã không hoàn thành hợp đồng. 

Nhận được những nhận xét quá cay nghiệt, thái quá từ người chủ không có lương tâm,  không ít Freelancer phải bỏ nghề, vì không ai chịu thuê nữa.

* Tên các nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.

Nguyên Ba