{keywords}
Ảnh: Lê Anh Dũng

Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng diện tích cam sành của Hà Giang đạt gần 7.150 ha, trong đó có khoảng 5.190 ha cho thu hoạch và tổng sản lượng ước đạt 62 nghìn tấn (thời gian chín và thu hoạch của cam sành từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch của năm sau).

Riêng huyện Bắc Quang có diện tích và sản lượng cam sành lớn nhất tỉnh (toàn huyện Bắc Quang có trên 6.000 ha cam sành. Trong đó, diện tích cam sành 4.472,9 ha, chiếm 76%. Tổng diện tích cam đã đươc cấp Chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 2.687,7 ha.

Hiện nay, huyện Bắc Quang có 3.832 ha cam sành cho thu hoạch, năng suất niên vụ 2019 - 2020 ước đạt 12 tấn/ha, sản lượng ước đạt 42.500 tấn.

UBND huyện đã thành lập các đoàn xúc tiến, kết nối với các địa điểm tiêu thụ tại chợ đầu mối hoa quả, hội chợ tại Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang....

Xây dựng mẫu tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm cam sành VietGAP và kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí mua hộp đựng cam.

Tham gia các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại Tuần lễ cam Sành, sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu niên vụ 2019 - 2020 tổ chức tại Hà Nội.

Đây là giống cây trồng giúp cho bà con trong thôn thoát nghèo, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao và ổn định. Giống cam sành trồng ở Hà Giang có quả màu vàng tươi, vỏ mỏng, múi cam đậm đà vị ngọt và thơm, là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. 

Từ nguồn vốn thu nhập được từ quả cam, nhiều hộ gia đình trong thôn đã đầu tư mua máy móc hiện đại trong việc chăm sóc cây trồng như: Máy phát cỏ, máy phun thuốc. 

Trong cái nắng hanh hao chớm thu, chúng tôi ghé thăm vườn cam của hộ ông Lã Văn Bắc (Vĩnh Hảo, Bắc Quang, Hà Giang).

Người đàn ông này chia sẻ, ông từng hành nghề lái xe tải, công việc bấp bệnh, vất vả, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Sau 4 năm bôn ba, ông quay về quê, thay gia đình chăm sóc vườn cam.

‘Ban đầu, vườn cam sành của bố mẹ tôi khoảng 7 ha, giá cam rẻ, kỹ năng canh tác, sản xuất kém nên sản lượng thu về không nhiều. Muốn thoát nghèo cần phải có phương pháp trồng mới, gia tăng sản lượng’, ông Bắc nói.

Để hiện thực hóa, ông mang sách bút đi khắp nơi học hỏi kỹ thuật trồng cam, đồng thời mở rộng diện tích vườn cây của gia đình. Đến năm 2005, vườn cam của ông rộng 20ha.

Phần lớn vườn cây của ông Bắc trồng cam sành vì đây là loại đặc sản địa phương, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, dễ trồng, dễ sống, chất lượng thơm ngon.

Với 20ha đất trồng cam, ông Bắc thuê thêm 4 lao động thường xuyên hỗ trợ mình. Mùa thu hoạch ông thuê thêm lao động thời vụ.

Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, mỗi năm ông Bắc thu được sản lượng cam từ 200 – 300 tấn. Trừ đi các khoản chi phí, ông thu về lợi nhuận từ 3 - 4 tỷ đồng.

Bên cạnh canh tác theo phương thức truyền thống, ông Bắc chuyển 10ha đất sang mô hình trồng cam VietGap, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cam VietGap được thị trường đón nhận, dễ bán, giá cao hơn 40% so với giá cam thường. Đặc biệt, niên vụ 2018 - 2019, cam sành được mùa nhưng giá giảm sâu, nhờ canh tác theo mô hình VietGap mà vườn cam của ông Bắc vẫn đảm bảo lợi nhuận. Dự kiến thời gian tới, ông sẽ tiếp tục chuyển đổi thêm 5ha đất nữa sang hình thức canh tác này.

Bài: Trần Duy Khánh - Nhóm PV
Ảnh: Vũ Tuấn Anh - Nhóm PV