Đề án 548 về “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái, mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017 - 2025” của huyện Tiên Phước được UBND tỉnh đồng ý triển khai và hỗ trợ kinh phí thực hiện đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển vượt bậc.

{keywords}
Nông thôn mới ở Tiên Phước: Đòn bẩy kinh tế vườn và trang trại

Tiên Phước có hơn 5.600ha đất trồng cây lâu năm (đất vườn) với cơ cấu các loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, đặc trưng của huyện như: tiêu Tiên Phước, lòn bon, thanh trà, măng cụt, dó bầu, cau... Người dân có truyền thống làm vườn lâu đời, với nhiều hạng mục, công trình thiết yếu như hàng rào xanh, bờ đá, bậc đá, cổng ngõ xanh, giếng đá, ao cá..., tạo thành không gian sống hiền hòa gắn liền với không gian sản xuất một cách an toàn, bền vững. Đây là thế mạnh được huyện khuyến khích duy trì và phát triển, thể hiện rõ nét trong Đề án 548.

Ông Tống Phước Thuần - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện - đơn vị trực tiếp tham mưu huyện xây dựng Đề án 548 cho hay: “Một trong những nội dung cốt lõi của đề án là định hướng phát triển kinh tế vườn kết hợp chỉnh trang vườn nhà xanh - sạch - đẹp - hiệu quả, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống. Qua đó vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người làm vườn, vừa tạo cảnh quan sinh thái phục vụ phát triển du lịch”.

Sau phát động, người dân Tiên Phước đã đăng ký thực hiện hàng trăm mô hình trồng tiêu Tiên Phước, cây ăn quả như: thanh trà, măng cụt, sầu riêng, cam, chuối, cau, dó bầu... với quy mô lớn. Đáng ghi nhận hơn là các hộ đã chủ động nghiên cứu, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến từ khâu chọn giống cây trồng, thiết kế vườn trồng, ứng dụng chế phẩm vi sinh để vừa tạo nguồn dinh dưỡng, vừa phòng bệnh cho cây trồng một cách bền vững”...

Bài: Đàm Xuân An - nhóm PV
Ảnh: Lê Văn Lệ - nhóm PV