Vừa xong việc phết họng, lấy mẫu của các bệnh nhân để xét nghiệm Covid-19, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Cẩm Vân (28 tuổi, quê ở Đồng Nai) lại vội kiểm tra hồ sơ, phim chụp phổi của bệnh nhân.

Gần 1 tháng nay, như các đồng nghiệp tại BV dã chiến Củ Chi, TP.HCM bác sĩ Vân không về nhà.

Đang công tác tại BV huyện Củ Chi, khi dịch Covid-19 bùng phát, BV dã chiến Củ Chi nhanh chóng được xây dựng và đi vào hoạt động, BS Vân đã làm đơn tình nguyện tới đây làm việc.

{keywords}
Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Vân

BS Vân chia sẻ: "Nghe tôi báo tin đã làm đơn tình nguyện vào làm việc tại nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, cha mẹ tôi rất lo lắng. Nhưng với sự động viên, phân tích, dần dần họ hiểu ra và ủng hộ, tôn trọng quyết định của tôi".

Khi vào làm việc tại BV dã chiến, đối mặt với căn bệnh nguy hiểm, nhưng với nữ bác sĩ trẻ tuổi, những lúc dịch bệnh như này, bác sĩ phải luôn là những người ở tuyến đầu. 

“Chúng tôi không lo lắng, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng đã vào đây thì đều trải qua nhiều thử thách, được tập huấn và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ nên ai cũng yên tâm”, BS Vân bày tỏ.

BV dã chiến Củ Chi là nơi tiếp nhận 34 bệnh nhân dương tính với Covid-19 để điều trị và đã có 29 người khỏi bệnh, xuất viện.

Dòng tin nhắn cảm ơn ấm lòng từ người bệnh 

Ngày 2 lần, các y, bác sĩ phải kiểm tra sức khỏe, phết họng lấy mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhân. Đa số những trường hợp khi mới vào điều trị đều rất khó tính do tâm lý lo lắng, sợ hãi nên ngoài việc điều trị, các y, bác sĩ còn phải động viên tinh thần cho họ.

{keywords}
Bệnh viện dã chiến Củ Chi đã điều trị cho 29/34 người khỏi bệnh

Cá biệt, có một cặp vợ chồng người Anh cùng bị nhiễm bệnh, sau 3 lần xét nghiệm âm tính, dự kiến ngày 14/4 vừa qua họ sẽ được xuất viện, nhưng bất ngờ ở lần xét nghiệm thứ 4, kết quả dương tính trở lại.

Trước kết quả này, họ tiếp tục phải ở lại theo dõi nên cả 2 rất tức giận, liên tục đặt ra các câu hỏi đối với bác sĩ “Tại sao tôi ở một mình, không tiếp xúc với ai, tại sao lại như vậy?” và họ tỏ ra không tin tưởng vào kết quả xét nghiệm.

Lúc này, BS Vân và các đồng nghiệp phải dành nhiều thời gian trấn an tinh thần, động viên họ. Hiện tại, sức khỏe của vợ chồng bệnh nhân này đều ổn định, có thái độ hợp tác tốt với các bác sĩ trong quá trình điều trị.

{keywords}
Những dòng tin nhắn cảm ơn của những bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh

BS Vân tâm sự: "Bản thân tôi thấy rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào công cuộc chống dịch của cả nước. Vui hơn cả là nhận được tình cảm yêu thương từ hậu phương gửi tới".

Theo BS Vân, từ đầu tháng 4 đến nay, bệnh viện liên tục được các Mạnh Thường Quân hỗ trợ từ đồ phòng hộ, khẩu trang tới đồ ăn thức uống; có doanh nghiệp còn gửi tặng các y, bác sĩ và bộ đội 100 đòn bánh tét.

Còn các bệnh nhân khỏi bệnh, được ra viện thì tỏ ra quyến luyến, luôn miệng cám ơn các bác sĩ đã giữ lại mạng sống cho mình. BS Vân bật mí, các bệnh nhân khi ra viện đều để lại những tin nhắn, những dòng lưu bút gửi tới các y, bác sĩ rất cảm động. Đó chính là nguồn động viên quý giá của những người nơi tuyến đầu trong cuộc chiến âm thầm đầy khốc liệt này.

{keywords}
Hình ảnh bệnh nhân lưu lại như lời cảm ơn đến các y, bác sĩ, quân nhân

Không giấu được niềm vui, chị Vân hào hứng khoe những dòng tin nhắn mà bệnh nhân để lại, “You are heroes” (Bạn là người hùng), “Cám ơn những đóng góp hy sinh thầm lặng của các anh quân nhân và bác sĩ tại nơi đây. Chúng tôi xem đây như 1 mái nhà và hy vọng cho dịch bệnh sẽ sớm đi qua cho đất nước được bình an và tất cả mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe”.

Trước khi tiếp tục công việc, BS Vân gửi lời nhắn nhủ tới ba mẹ “Ba mẹ à, con ở đây rất ổn, ba mẹ đừng lo lắng cho con, khi dịch bệnh ổn định con sẽ trở về”.

Chuyên gia Mỹ: Số ca nhiễm thấp ở Việt Nam phản ánh đúng tình hình

Chuyên gia Mỹ: Số ca nhiễm thấp ở Việt Nam phản ánh đúng tình hình

 'Chúng tôi đi tới hiện trường, làm việc chặt chẽ với các đội điều tra lịch sử tiếp xúc. Chúng tôi được tận mắt chứng kiến, xem con số là thật hay không', Giám đốc văn phòng CDC Mỹ tại Thái Lan đánh giá.

Thanh Phương- Tú Anh