Hội thảo đã đánh giá kết quả trong gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đồng thời đúc rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất định hướng phát triển.

{keywords}
Phát triển Nông thôn mới thời gian tới phải tập trung các nhóm giải pháp tổng hợp.

Theo báo cáo tại hội thảo, đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4,554 xã (51,16%) số xã đạt chuẩn NTM. Với kết quả đó, cho thấy quá nửa khu vực nông thôn Việt Nam đã là NTM (tính theo số xã đạt chuẩn).Mặt bằng bình quân nông thôn cả nước đã đạt 80,3% chuẩn NTM (tính theo số tiêu chí/xã 15,32/19). Nhìn từ góc độ Bộ tiêu chí NTM, có thể khẳng định kết quả xây dựng NTM 10 năm qua của nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ, thậm chí có thể nói là chưa từng có trong lịch sử phát triển nông thôn Việt Nam.

Nói về bước đi tiếp theo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời gian tới phải tập trung các nhóm giải pháp tổng hợp để giải quyết các nút thắt đó là tái cơ cấu kinh tế nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp thúc đẩy sản xuất. Đây là nền tảng bản chất của quá trình xây dựng nông thôn mới, từ đó mới nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn.   

Bên cạnh đó cần phát huy cao nhất những thành quả trong xây dựng, thiết chế hạ tầng, văn hóa đồng thời tập trung các nhóm giải pháp tổng hợp để giải quyết các nút thắt. Đó là tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy sản xuất, đây là nền tảng, bản chất của xây dựng  nông thôn mới.

Cần tận dụng hiệu quả nhất yếu tố thời đại, đó là khoa học, công nghệ, cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4. Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để phát huy tốt  nhất các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, xã hội, sức mạnh của người dân. Bên cạnh đó, trong bộ tiêu chí cũng có nhiều vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp, đa dạng và thiết thực hơn với từng vùng miền. Đặc biệt là vấn đề văn hóa của 54 dân tộc phải được phát huy cao nhất.

Giai đoạn tới nguồn lực phải nhiều hơn, tổng hợp hơn và nguồn lực phải cụ thể. Một mặt nó là giá trị tuyệt đối đầu tư nhưng quan trọng nhất là thể chế cơ chế, chính sách huy động tổng nguồn lực làm sao các thành phần kinh tế tham gia sâu rộng hơn, đầu tư nhiều hơn vào khu vực kinh tế nông thôn, và tái cơ cấu nông nghiệp, và người dân bằng chính nội lực của mình. 

“Chúng ta tạo ra hệ "sinh thái" đầy đủ, từ thể chế, cơ chế, từ nguồn lực, từ tổ chức, chỉ đạo thực hiện với phương châm cả 3 khu vực: một là khu vực Nhà nước đó là hệ thống chính trị, thứ hai là các thành phần kinh tế nhất là doanh nghiệp, thứ 3 là người dân tham gia. 3 khu vực đó cùng đồng hành thì sự nghiệp nông thôn mới chúng ta mới thành công” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bài: Lê Hồng Hạnh - nhóm PV
Ảnh: Nguyễn Thị Huyền Sâm - nhóm PV