- Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN nói bà rất phản đối những hình ảnh thiếu văn hóa, phản cảm như bẻ hoa. Hội có nhiều hình thức để phản đối như đăng bài tuyên truyền trên phương tiện thông tin của Hội. 

Tại cuộc họp báo sau Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 12 ngày 9/3, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà và các phó chủ tịch đã thông tin về kết quả Đại hội và trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Mở đầu họp báo, bà Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của Đại hội như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu tại đây đó là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 12 là một sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước.

"Chúng tôi thật sự rất cảm động và thấy rõ hơn trách nhiệm của mình thông qua những đánh giá như thế của đồng chí Tổng bí thư", Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu.

Bà cho hay, Đại hội tiến hành những nhiệm vụ rất quan trọng, thông qua tất cả các văn kiện trong Đại hội.

{keywords}
161 ủy viên của Hội LHPN Việt Nam. Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

"Có thể nói, đây là một Đại hội mà tất cả đại biểu đều cảm nhận sâu sắc cái sự đổi mới những cái khí thế liên quan đến tinh thần dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, trí tuệ của tất cả các đại biểu".

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho hay những văn kiện được thông qua tại Đại hội có những điểm mới, tinh thần mới, liên quan đến việc phát huy quyền làm chủ của phụ nữ, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động.

Hội LHPN Việt Nam bên cạnh trách nhiệm chung với phong trào phụ nữ cũng tập trung nhiều hơn vào việc đổi mới điều hành chỉ đạo, cùng với sự phát triển của xã hội, Hội sẽ có những cách thức phù hợp, linh hoạt hơn và làm sao để sâu sát hơn, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ.

Văn kiện có một số điểm mới liên quan đến bổ sung thêm tư cách pháp nhân, trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức thành viên, các vấn đề liên quan nội dung hoạt động của Hội.

Về nhân sự, Đại hội quyết định số lượng Ban chấp hành khóa mới là 171 ủy viên. Tuy nhiên tại Đại hội kiện toàn có 161 ủy viên. 10 ủy viên sẽ được bổ sung kiện toàn sau này khi có đủ nhân sự, đủ điều kiện.

"Trong 161 ủy viên này thì có 111 người là tái cử, còn lại là 50 chị là mới và cũng tại Đại hội này tiến hành chia tay 47 chị ban chấp hành khóa cũ", bà Hà thông tin.

Bên cạnh công tác nhân sự, Đại hội cũng tập trung thảo luận rút ra những kinh nghiệm, hạn chế và từ đó nhìn thẳng vào việc chính trong thời gian tới.

"Có thể nói, đại biểu nói chung và bản thân chúng tôi nhận thấy Đại hội thật sự dân chủ và phát huy được trí tuệ, trách nhiệm của tất cả các đại biểu. Và thật sự là các chị em phụ nữ ở các tỉnh thành các địa phương rất là xúc động và cảm nhận khí thế của Đại hội rất là rõ ràng", bà Hà nhấn mạnh.

Hỗ trợ 2.500 DN nữ khởi nghiệp

+ TTXVN: Xin chúc mừng tân Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tái đắc cử. Trong cái nhiệm kỳ mới này bà có chủ trương và quan điểm như thế nào để đưa phong trào của phụ nữ cả nước đi lên?

Đổi mới nâng cao năng lực của phụ nữ đề cập đến cái hoạt động giám sát và phản biện của phụ nữ. Để thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện của phụ nữ cần thực hiện quy trình như thế nào và có những điểm nhấn gì?

Trong 7 chỉ tiêu của nhiệm kỳ có việc đào tạo nghề và hỗ trợ cho 2.500 doanh nghiệp do phụ nữ khởi nghiệp. Con số này có lớn quá và tham vọng quá không? Để thực hiện cần có lộ trình như thế nào? Trong thời gian gần nhất thực hiện những nội dung gì chính để công tác này đạt hiệu quả?

+ Báo Phụ nữ TP.HCM: Việc cải cách hành chính, giảm tải sổ sách cho cơ sở thì trong nhiệm kỳ này có những giải pháp cụ thể nào?

Văn kiện nói về việc đa dạng hóa các mô hình tập hợp phụ nữ, xin hỏi Chủ tịch Hội việc tập hợp đa dạng các thành viên hội từ nữ trí thức, nữ công nhân, các nhà khoa học sử dụng biện pháp nào để thực hiện và việc thực hiện các mô hình này vừa đảm bảo sự đa dạng nhưng không chạy theo số lượng và phong trào?

+ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:

Điểm mới trong phương hướng của nhiệm kỳ 5 năm tới cũng như những điểm mới trong điều lệ Hội vừa sửa đổi,bổ sung bằng nghị quyết Đại hội vừa thông qua?

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà:

Trong các hoạt động thực hiện mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ tới, điểm đầu tiên chúng tôi muốn nhấn mạnh là phát huy quyền làm chủ của phụ nữ.

Hội đang xây dựng một đề án có tên là tuyên truyền vận động phụ nữ để chủ động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan, bao gồm cả giáo dục đạo đức, vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, rồi mua bán phụ nữ, trẻ em, các vấn đề liên quan đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng.

{keywords}

Chủ tịch Hội LHPNVN khóa 12 Nguyễn Thị Thu Hà tặng hoa chia tay một số ủy viên BCH khóa 11 tại hội nghị. Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

Hội là một tổ chức mà theo chức năng nhiệm vụ tuyên truyền vận động hỗ trợ và đại diện, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ. Thế thì, một cách thức nào đấy chúng tôi không thể đủ khả năng, nguồn lực để có thể đi đến từng đối tượng một, hỗ trợ theo kiểu cho một con cá cụ thể thì chắc chắn không thể được.

Thay bằng cách đó, chúng tôi đúng với chức năng của mình, đúng với khả năng của mình và đúng với tinh thần hiện nay của Đại hội Đảng là làm sao để phát huy quyền làm chủ của tất cả mọi người, mọi công dân trên đất nước.

Phát huy quyền làm chủ, phát huy nội lực của chị em phụ nữ lấy chính nội lực đó của chị em phụ nữ để giúp đỡ nhau và phát triển. Trong 6 nhóm giải pháp, chúng tôi dành riêng một nhóm giải pháp liên quan đến việc phát huy quyền làm chủ của phụ nữ.

Nếu như trong nhiệm kì vừa rồi chỉ với 5000 đồng/hội viên/tháng, chúng tôi tiết kiệm được 8,2 nghìn tỉ đồng. Đấy là một ví dụ để chứng minh là bằng chính sức mạnh, bằng chính nội lực, bằng cái cần kiệm có một tổ chức đứng ra để làm những việc như vậy thì hoàn toàn có thể hỗ trợ, dùng nội lực để giải quyết các vấn đề mà phụ nữ đang quan tâm.

Thứ hai, chúng tôi sẽ cố gắng thu hút tổ chức hội, thu hút phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của hội. Hiện nay Hội Phụ nữ có xấp xỉ 17 triệu hội viên. Chúng tôi tự nhận thấy, và trong báo cáo chúng tôi cũng nêu rõ chi tiết, tính liên hiệp của tổ chức hội vẫn còn hạn chế.

Trong nhiệm kỳ vừa rồi chúng tôi thành lập thêm các mô hình như tổ tư vấn cộng đồng trên mạng, có nghĩa là chúng tôi rất muốn đội ngũ nữ tri thức, đội ngũ nữ doanh nhân sẽ là những nòng cốt để giúp cho phụ nữ khởi nghiệp, đem kiến thức để động viên, khơi dậy tiềm năng, khơi dậy động lực của các đối tượng phụ nữ khác.

Bên cạnh quản lý theo địa bàn hành chính từ như vẫn làm, có các mô hình cơ sở theo nguyện vọng, lứa tuổi, sẽ đẩy mạnh hơn việc tập hợp phụ nữ theo các đối tượng và theo các mục tiêu khác nhau.

Có một vấn đề là củng cố lại cơ quan chuyên trách của tổ chức hội phụ nữ các cấp. Trong văn kiện thể hiện ở các giải pháp, từng chỉ đạo điều hành, đổi mới công tác thi đua khen thưởng.

Đây sẽ là trọng tâm bởi đội ngũ cơ quan chuyên trách là cơ quan tham mưu giúp việc cho BCH các cấp. Đội ngũ này phải làm việc rất là khoa học, về thái độ, ý thức trách nhiệm. Cơ quan TƯ Hội đang có những giải pháp quyết liệt, rất là cứng rắn để có được đội ngũ cán bộ Trung ương vừa có khả năng nghiên cứu vừa có khả năng tư duy chiến lược…

Vấn đề mới thứ tư là để làm tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ thì chú trọng hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Có hai khâu đột phá thì đây là khâu đột phá quan trọng.

Theo đó tập trung nhiều hơn cho việc đóng góp các luật pháp, chính sách. Nhiệm kỳ vừa rồi có 119 chính sách, trong đó có 5 chính sách bảo vệ ở TƯ. Có những chính sách bảo vệ phụ nữ rất tốt. Như chính sách số năm bán bảo hiểm cho cán bộ nữ ở cơ sở, chính sách về hỗ trợ cho phụ nữ sinh con ở dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu sổ. Đây là những chính sách có tầm ảnh hưởng rất tốt.

Tham gia vào giám sát và phản biện chính sách là vô cùng quan trọng. Nó là vấn đề chiến lược mà thông qua đó, tầm ảnh hưởng tác động sẽ rộng hơn rất là nhiều.

Chúng ta phải thừa nhận với nhau là một chính sách sẽ tác động đến rất nhiều các đối tượng khác nữa. Nó sẽ mở rộng hơn, sâu sắc hơn, không chỉ tác động vào phụ nữ mà còn tác động tới cả các hoạt động chính trị nữa.

Như là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 ở khóa XII vừa rồi thì chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào việc giám sát. Bên cạnh việc giám sát chính sách thì chúng tôi cũng tập trung vào việc giám sát cả tổ chức các đơn vị, các đảng viên trong việc thực hiện chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, xã hội.

Liên quan đến hoạt động giám sát phản biện xã hội có một việc chúng tôi rất muốn làm đấy là việc lên tiếng mạnh mẽ hơn với sự bạo hành, những vấn nạn như bạo lực, xúc phạm đến nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em.

Đây là điều thực sự chúng tôi cảm thấy rất nhức nhối và tự nhận thấy hội chưa có được tiếng nói thực sự mạnh mẽ và thuyết phục, bản lĩnh trong việc này. Đây là điều mà chúng tôi rất muốn làm. Tuy nhiên không phải là dễ nhưng mà sẽ cố gắng để phấn đấu làm được điều ấy, để bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em trong thời gian tới, trước những vấn nạn như vậy.

Vấn đề thứ năm là phát huy vai trò của các cấp, các ngành, của toàn xã hội trong việc chăm lo cho phụ nữ. Đây là đúng tinh thần của Nghị quyết 11 là bảo vệ phụ nữ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Trong đó, có vai trò hạt nhân chính trị của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là của Chính phủ, chính quyền các cấp về vai trò nòng cốt của phụ nữ và vai trò chủ thể là phụ nữ.

Về Điều lệ, Hội là tổ chức chính trị xã hội đã có tư cách pháp nhân rồi, nhưng chúng tôi cũng muốn được bổ sung một cách chính thức để thuận tiện thuận lợi hơn trong xu thế phát triển của các tổ chức hiện nay.

Chúng tôi cũng bổ sung thêm một số vấn đề liên quan đến tổ chức thành viên. Hội đã phát triển hai tổ chức thành viên. Chúng tôi muốn bổ sung thêm cho chặt chẽ hơn và có những quy định liên quan đến hai tổ chức này để phối hợp hoạt động làm sao cho huy động thêm sự tham gia của hai tổ chức này trong thời gian tới...

Về việc cải cách hành chính để giảm sổ sách cơ sở. Đây cũng là một thực trạng. Chị em phụ nữ cơ sở cũng có rất nhiều các loại sổ sách. Hiện nay, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã xây dựng đề án về ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống hội và đề án này đã được Chính phủ phê duyệt. Sang năm 2018 mới bắt đầu tiến hành.

Và bằng những giải pháp trong nghị quyết đã đề cập đến, bằng đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng tôi rất hy vọng và tin tưởng trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm sổ sách, đổi tuổi thọ trong cơ sở sẽ được khắc phục trong thời gian tới.

Chỉ tiêu khởi sự doanh nghiệp, trong văn kiện nghị quyết có nói hằng năm các cấp hội, 63 tỉnh thành hội cộng với nữ trí thức, nữ doanh nhân, công an, quân đội v.v… chúng ta sẽ hỗ trợ cho hơn 2500 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.

Có hai góc độ, vừa là khởi sự kinh doanh và vừa là khởi nghiệp, mức độ tương đối khác nhau.

Hôm kia, Thủ tướng có giao lưu đối thoại trực tiếp. Thủ tướng đã thông tin tới các chị các em là Hội đã xây dựng đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Đề án này được hỗ trợ trong từ 2017 – 2027, Thủ tướng có thông tin là sẽ xem xét và phê duyệt.

Đến nay tất cả các quy ước cơ bản đã hoàn thành. Chúng tôi có hẳn một đề án, trong đề án này tập trung rất nhiều vào các hoạt động từ việc hỗ trợ về vay vốn, nhưng không nhiều. 

Cách thức của chúng tôi với quan điểm là phát huy nội lực, rõ ràng là hội phụ nữ không thể có vốn để cho vay được. Vậy nên trong đề xuất của chúng tôi với Chính phủ cho một khoản tiền để đi vay vốn.

Bên cạnh đó có kết nối kiến thức, kết nối doanh nghiệp, đặc biệt là chúng tôi sẽ có những chương trình lấy Hội nữ tri thức và Hội nữ doanh nhân làm nền tảng hỗ trợ, thúc đẩy, giúp đỡ, tùy theo đối tượng cụ thể có các chương trình hành động. Trong đề án chỉ tiêu có cao một chút, là 3000 nhưng ở đây chúng tôi xin đưa ra con số là 2500.

Có hai vấn đề liên quan đến phụ nữ phát triển kinh tế tương đối mới trong nhiệm kỳ này đó là hỗ trợ khởi nghiệp và hợp tác xã. Có lẽ duy nhất trong 7 chỉ tiêu thì tôi xin bật mí để các anh các chị biết trong 7 chỉ tiêu có 7 chỉ tiêu được các đại biểu nâng lên, đặt xuống và cũng rất nhiều băn khoăn đó chính là chỉ tiêu về hợp tác xã.

Hiện nay chúng tôi có nền tảng là 152 HTX được thành lập và khoảng 6500 tổ liên kết, tổ hợp tác. Đây là nền tác để tiếp tục cố gắng đẩy mạnh việc HTX.

Bên cạnh vấn đề HTX thì vấn đề khởi nghiệp là hai điểm mới trong công tác hỗ trợ phụ nữ vay vốn, hỗ trợ chị em phụ nữ xóa đói giảm nghèo sẽ đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

Tất cả các chỉ tiêu đề ra đều rất khó, cần sự nỗ lực của các cấp Hội cũng như sự hộ trợ sự tham gia của phụ nữ cả nước. Về cơ bản chúng tôi đều có căn cứ khi xây dựng các chỉ tiêu cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Chính phủ. Chỉ tiêu khời nghiệp rất khó nhưng chúng tôi thực sự tin tưởng thành công vì có căn cứ để thành công chứ không phải chúng tôi xây dựng một cái chỉ tiêu.

Phản biện để nguyện vọng chính đáng được ghi nhận

Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa:

Về giám sát và phản biện xã hội, trong hệ thống pháp luật VN, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới được quy định rất đầy đủ, tuy nhiên từ quy định trong pháp luật đến cuộc sống còn cách nhau 1 quãng đường rất dài.

{keywords}
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa. Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, chúng tôi cũng mong muốn tiếng nói của tổ chức Hội sẽ được ghi nhận để những mong muốn, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ sẽ được thể hiện trong luật pháp, chính sách.

Hội sẽ phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng bản lĩnh khi phát hiện, tập hợp được tiếng nói của phụ nữ thì những mong muốn, nguyện vọng sẽ được thể hiện với những cơ quan có thẩm quyền.

Sẽ có sự phối chặt chẽ đồng bộ hơn. Hôm nay bác Nguyễn Thiện Nhân cũng có ý kiến làm sao phải phát huy vai trò của tổ chức Hội, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc các cấp để tiếng nói giám sát và phản biện của Hội được ghi nhận 1 cách thực chất hơn.

+ Báo Tiền Phong: Với tinh thần phản biện giám sát, gần đây có nổi lên một số vụ liên quan đến nữ giới được dư luận rất quan tâm. Ví dụ như vụ nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa bổ nhiệm thần tốc có liên quan đến tai tiếng tình ái hay vụ nữ Phó giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận bẻ hoa, một số bạn trẻ sống ảo, để nổi tiếng chụp hình ở Tuyệt tình cốc đăng Facebook. Hội có lên tiếng trước những sự việc đó hay không và quan điểm của Hội là gì về những việc như vậy?

+ Báo Phụ nữ Thủ đô: Các cấp Hội phụ nữ HN giám sát những vấn đề như người khuyết tật chưa được hưởng chế độ, người cao tuổi trên 80 tuổi rất nhiệt tình nhưng khả năng còn hạn chế, quá trình rất gian nan. Có biện pháp nào để các cấp Hội phụ nữ giám sát hiệu quả hơn?

+ Báo Quân đội nhân dân: Đối với đối tượng thuộc vùng Công giáo, dân tộc thiểu số vẫn là đối tượng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, có sự hỗ trợ riêng, chính sách ưu tiên, trong nhiệm kỳ tới HLHPN sẽ có những giải pháp nào?

Phó Chủ tịch Hội LHPN Bùi Thị Hòa:

Để hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của Hội đạt được mong muốn phát hiện trúng vấn đề, kiến nghị trúng vấn đề, làm sao đến được các cơ quan chức năng để có thể giải quyết kịp thời.

Mấu chốt của vấn đề đó là đội ngũ cán bộ. Chúng tôi luôn quan tâm đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trong giám sát phản biện xã hội.

Trong nhiệm kỳ này chúng tôi chắc chắn kiên trì theo hướng, cùng với việc trao đổi kinh nghiệm, chọn các bạn chuyên tham mưu về vấn đề này được đào tạo bài bản về chính sách luật pháp, am hiểu thực tiễn, bồi dưỡng thêm về bản lĩnh để khi phát hiện ra vấn đề mình phải đi đến cùng, chúng tôi đang kiên trì vấn đề này.

Giám sát phản biện một cách hiệu quả thì đội ngũ cán bộ là quan trọng và phải đồng bộ trong cả hệ thống chứ không phải chỉ ở cấp Trung ương hay cấp cơ sở, cấp cơ sở phát hiện vấn đề nếu vấn đề thuộc tầm ở phạm vi cầm quyền của cấp nào sẽ đề xuất cấp trên giải quyết.

Những vấn đề chính sách phụ nữ mà chúng tôi phát hiện được thì sẽ có các chị đại biểu Quốc hội gắn kết tiếp thêm ở nghị trường Quốc hội, được thể hiện rõ nét trong nghị trường của Quốc hội và trong phiên họp Chính phủ.

Vấn đề về phụ nữ Công giáo, dân tộc thiểu số: Đoàn chủ tịch dành ưu tiên hơn, trọng tâm hơn cho những đối tượng trọng tâm trọng điểm phụ nữ Công giáo, dân tộc, yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn mà hội cần giúp đỡ.

Chúng tôi đang tiếp tục triển khai đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục cho phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số.

Đề án thứ 2 đang được triển khai khá tốt đó là công tác tuyên truyền cấp báo gọi là cấp báo miễn phí ở khu vực này, như chị Hà có nói chính sách thai sản cho phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số cũng là chính sách dành cho đối tượng.

Chắc chắn trong thời gian tới những chính sách cho phụ nữ ở những vùng khó khăn này cũng sẽ được ưu tiên, những tập trung về vốn, tập trung xâ dựng về nước sạch, mái ấm tình thương, hỗ trợ vốn chúng tôi đều dành cho các đôi tượng này, các chị hoàn toàn yên tâm.

Sự phối hợp giữa Trung ương HLHPNVN với ban chỉ đạo 3 tây: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, cơ chế này cũng khá hiệu quả

Phó Chủ tịch Hội LHPN Nguyễn Thị Tuyết:

Đúng là trong thời gian vừa qua, qua theo dõi các kênh thông tin, chúng ta thấy rằng có một số bài báo, thông tin về một số hình ảnh rất phản cảm, một số cá nhân phụ nữ cũng để lại cho công chúng, người đọc những cảm giác chưa thực sự hài lòng lắm với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

{keywords}
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết. Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ năm 2010, Hội Phụ nữ Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề có tình trạng phụ nữ đã mai một phẩm chất tốt đẹp của thế hệ phụ nữ Việt Nam. Cũng có hình ảnh chúng ta gọi là xuống cấp.

Chúng tôi đã thực hiện đề án tuyên truyền phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sau 5 năm Hội đã tổng kết đề án này.

Trong bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Đại hội thì cũng đã nhắc đến phụ nữ Việt Nam sẽ rèn luyện, phấn đấu 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa là tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Tiếp nối đề án đó hiện nay, Hội tiếp tục đề xuất Chính phủ tiếp tục đề án tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ.

Trong đề án có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ… và có một nội dung là tiếp tục tuyên truyền giáo dục chị em rèn luyện các phẩm chất của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Sau cuộc họp báo, báo Tiền Phong đặt lại câu hỏi:

+ Với tinh thần phản biện giám sát, gần đây có nổi lên một số vụ liên quan đến nữ giới được dư luận rất quan tâm. Ví dụ như vụ nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa bổ nhiệm thần tốc có liên quan đến tai tiếng tình ái hay vụ nữ Phó giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận bẻ hoa, một số bạn trẻ sống ảo, để nổi tiếng chụp hình ở Tuyệt tình cốc đăng Facebook. Hội có lên tiếng trước những sự việc đó hay không và quan điểm của Hội là gì về những việc như vậy?

Phó Chủ tịch Hội Nguyễn Thị Tuyết:

Trước những hiện tượng phóng viên vừa trao đổi, đối với chúng tôi là cực lực phản đối, bởi vì chính hành vi của 1 cá nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả hình ảnh của chị em phụ nữ. Hiện nay phụ nữ Việt Nam được thế giới và nhân dân nhìn với hình ảnh dịu hiền, kín đáo, vẻ đẹp rất riêng của văn hóa Á Đông.

Những hình ảnh như phóng viên nói là rất thiếu văn hóa, phản cảm chúng tôi hoàn toàn không đồng tình, rất là phản đối. Chúng tôi phản đối bằng nhiều hình thức có khi là những bài trên các phương tiện của Hội như báo Phụ nữ VN, website của Hội.

Đối với cấp Hội chúng tôi tuyên truyền cho chị em bằng các tiểu phẩm hài, những tiểu phẩm cười ra nước mắt những có ý nghĩa giáo dục hết sức lớn, hành vi nào chị em sẽ không được học và hành vi nào mà mình nên học theo.

Hay trong tuyên truyền. Trong tuyên truyền giáo dục phẩm chất chúng tôi cũng hướng dẫn cụ thể việc gì nên làm việc gì không nên làm. Ví dụ nơi công cộng, nơi vườn hoa mà ngắt hoa thì không được rồi, chúng ta phải là tấm gương để giáo dục cho trẻ em, hay là chúng ta cũng không thể giáo dục các nữ thanh niên ăn mặc rất phản cảm.

Chúng tôi có rất nhiều hình thức: bài viết, poster, tài liệu, sân khấu, chúng tôi còn đưa vào sinh hoạt hội, ở tại cộng đồng sẽ phát huy được hiệu quả và cũng định hướng cho chị em hội viên trong rèn luyện phẩm chất của mình

Còn câu chuyện bổ nhiệm thần tốc của Thanh Hóa có liên quan đến chuyên tình ái, chị nhìn nhận sự việc như thế nào ?

Hiện nay mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng. Đấy mới chỉ là thông tin. Khi nào chuyện rõ ràng thì chúng ta mới bàn tiếp.

Tất nhiên mọi vi phạm đạo đức chúng tôi hoàn toàn phản đối, không ủng hộ. Tôi nghĩ rằng không chỉ cơ quan Hội mà tất cả những người phụ nữ Việt Nam chân chính từ thanh niên đến cao tuổi đều không đồng tình.

Chị vừa nói về vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam, nhưng ngược lại truyền thống là 1 chuyện, nhưng giờ là câu chuyện hiện đại và đi theo xu hướng của thời cuộc, những câu chuyện hở hang như thế ở góc độ nào đó rất bình thường và hòa nhập. Chị suy nghĩ như thế nào về những câu chuyện đó?

Tất nhiên chúng ta tiếp thu, chúng ta hội nhập nhưng phải phù hợp với văn hóa Việt Nam. Tôi thì nghĩ như thế này, việc ăn mặc là quyền của mỗi cá nhân tuy nhiên chúng ta vẫn phải tôn trọng cộng đồng, tôn trọng nơi mình đến. 

Ví dụ không thể mặc bộ dạ hội mà đi vào trong hội nghị, phải phù hợp với văn hóa Việt Nam, phải tiếp thu có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan.

PV (ghi)