Chị Vàng Thị Cầu (sinh năm 1973, dân tộc Mông), Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Đồng Văn cũng là người sáng lập, đồng thời là Tổ trưởng Tổ sản xuất của Hợp tác xã Lanh Trắng cho biết,

Hợp tác xã thành lập từ ý tưởng và mong muốn ấp ủ bấy lâu nay của chị. Đó là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trắng.

{keywords}
Chị Vàng Thị Cầu, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Đồng Văn cũng là người sáng lập, đồng thời là Tổ trưởng Tổ sản xuất của Hợp tác xã Lanh Trắng

Giữ gìn bản sắc hóa

“Ở đây 99% là dân tộc Mông trắng. Khi trình bày ý tưởng năm năm 2017, bí thư huyện ủy đã rất ủng hộ với điều kiện tôi cần dạy nghề lại cho các chị em”, chị Vàng Thị Cầu kể lại. “Hợp tác xã thành lập chính thức vào tháng 11/2017. Nhưng đi vào hoạt động là tháng 3/2018 với hơn 20 thành viên”

Trong đó có 3 chị là hộ nghèo, đặc biệt khó khăn. Còn lại là những chị hoặc khuyết tật, hoặc là nạn nhân bạo lực gia đình, người thì bị mua bán qua biên giới tìm đường trở về, người thì đi lao động trái phép... Các chị ấy đến đây học nghề rồi trở thành thành viên của hợp tác xã.

Hợp tác xã gồm 3 nơi sản xuất: cơ sở giới thiệu và trưng bày sản phẩm, một chỗ chuyên nhuộm vải và nơi khác để dệt vải khổ là 75cm. Trước đây người Mông chỉ dệt được vải lanh khổ 50cm là nhiều, hiện giờ hợp tác xã đã cải tiến là dệt khổ 75cm và tiến tới sẽ đến khổ 90cm”.

Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Đồng Văn chia sẻ, đến nay, hợp tác xã đã có những phát triển nhất định, tạo công ăn việc làm cho trên 95 hội viên phụ nữ trong toàn huyện là những chị em khó khăn. Thành viên hợp tác xã đã dạy nghề thêm được 2 lớp và thành lập được 3 tổ hợp tác liên kết.

Những ngày đầu, hợp tác xã còn phải đi nhập nguyên vật liệu. Nhưng hiện nay, với hội viên là các chị có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều xã thị trấn tham gia, đã đủ cung cấp cho công việc sản xuất của hợp tác xã.

“Chúng tôi đã có những đơn hàng như từ Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật. Đơn hàng nước ngoài đầu tiên là túi đựng tài liệu cho các đại biểu dự hội nghị của UNESCO. Sau đó, chúng tôi đã phát triển đi Nhật cũng khá là nhiều sản phẩm. Bây giờ chị em là có công ăn việc làm ổn định. Nhiều khách hàng tìm nhập vải cho các thiết kế thời trang...”.

{keywords}
Chị Sùng Thị Sy

Những phụ nữ Mông hoàn cảnh khó khăn, khi tìm đến hợp tác xã được dạy nghề, vận động tham gia lao động sản xuất đều đặn. 4 hộ gia đình đến nay đã thoát nghèo gồm gia đình chị Sùng Thị Sy (giám đốc hợp tác xã), Sùng Thị Ly (phó giám đốc), Trắng Thị Bái và Sùng Thị Nghỉ là thành viên.

Ngày đầu hợp tác xã thành lập, chị Vàng Thị Cầu xuống từng nhà, từng thôn bản vận động từng người. “Khi ấy chị em cũng còn chưa mạnh dạn, cứ nghĩ là những đồ thổ cẩm này làm ra thì ai mua, tại vì bây giờ nhập từ Trung Quốc rất nhiều. Sau khi được phân tích rõ ràng, các chị em hiểu ra. Các chị em học nghề được miễn phí hoàn toàn, thậm chí được hỗ trợ 30 nghìn/ngày”, chị Cầu kể.

Thoát nghèo, chủ động cuộc sống

Bản thân chị Sùng Thị Sy là nạn nhân của bạo lực gia đình, tham gia hợp tác xã đi làm xong việc về khuya chị lại bị chồng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Về sau, chính anh chồng được vận động tham gia hợp tác xã, mức lương 3 triệu/tháng, công việc thu nhập ổn định.

Chị Sy cho biết, giờ chồng chị cũng là thành viên tích cực của hợp tác xã, anh chị yêu thương nhau, cùng lo toan cuộc sống gia đình. Đây thực sự là một thành công của hợp tác xã, và của cả hội phụ nữ. Chị Sùng Thị Si vừa cùng Hợp tác xã Lanh Trắng vừa bảo vệ thành công “Đề án phát triển các sản phẩm thổ cẩm từ vải lanh tự nhiên”, là 1 trong 5 đề án khởi nghiệp xuất sắc được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hỗ trợ vốn mức cao nhất (100 triệu đồng) để tiếp tục phát triển.

“Bình quân thu nhập của hai vợ chồng là 10 triệu/tháng. Lương của Sy lúc nào cũng khoảng 7-8 triệu. Tháng nào hợp tác xã có đơn đặt hàng nhiều, mọi người làm tăng ca vất vả thì phải được trên 10 triệu”, chị Sy nói.

{keywords}
 
{keywords}
HTX Lanh Trắng xã Sà Phìn, chốn tìm về của những phụ nữ Mông khốn khổ
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Bà Sùng Thị Say, 55 tuổi ở xã Sủng Là là người tàn tật không có sức khỏe để làm nương và các công việc nặng nhọc. Em Giàng Thị Già, 23 tuổi do nhẹ dạ cả tin đã từng bị lừa bán sang Trung Quốc, may mắn được cứu thoát trở về nhưng với hai bàn tay trắng và nỗi niềm tủi hổ, cơ cực, e ngại với gia đình, cộng đồng…

Nhưng khi được về đây làm việc, trở thành thành viên của Hợp tác xã với mức thu nhập từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng đã thực sự giúp họ từng bước vượt lên đói nghèo, thoát ra khỏi cảnh tủi hổ, chủ động trong cuộc sống, dần hòa nhập với cộng đồng. 

Hợp tác xã còn có những thành viên liên kết với mức thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/ người một tháng. Về hình thức liên kết, các hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn ở các xã sẽ được hợp tác xã đầu tư vốn để trồng lanh, làm lanh và dệt vải tại chỗ rồi hợp tác xã thu mua lại.

{keywords}
Khách du lịch giờ đây tới Đồng Văn không thể bỏ qua điểm dừng chân thú vị, Hợp tác xã Lanh Trắng.

Hợp tác xã Lanh Trắng đảm nhận công đoạn khép kín từ trồng lanh đến đầu ra sản phẩm. “Tất cả đều trong địa bàn huyện, không nhập gì từ bên ngoài. Tại vì mình muốn tạo công ăn việc làm cho chị em ở trong huyện. Hiện trên địa bàn huyện có 15 trên tổng số 19 xã thị trấn tham gia mô hình liên kết với Lanh trắng, mỗi xã/thị trấn ít nhất có 1 nhóm khoảng 7-10 người tham gia”, chị Vàng Thị Cầu cho biết.

Hợp tác hiện có riêng một thành viên học cao đẳng kế toán chuyên nghiệp ra và chính thức đảm nhận công việc kế toán, có xuất hóa đơn và nộp thuế nhà nước. “ Tôi nghĩ là dù chị em có khó khăn thì khi có thu nhập cũng phải nộp thuế cho nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân của mình”, chị Cầu nói.

Người sáng lập ra hợp tác xã mong muốn, thiết lập vùng trồng cây lanh quy mô, mở rộng ra khoảng 3 tổ hợp tác, mỗi tổ 10-15 người và tổ chức các lớp dạy nghề, phát triển quy mô sản xuất đáp ứng các đơn hàng lớn, để hỗ trợ được nhiều hơn nữa những mảnh đời bất hạnh ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Phạm Lương Bằng - Nhóm PV