- Giám đốc Công an Nghệ An cho rằng quyền thu giữ tài sản đảm bảo là vấn đề dân sự, công an không phải là người đi đòi nợ cho tất cả các tổ chức tín dụng.

Tại phiên thảo luận chiều nay về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các ĐBQH bày tỏ nhiều băn khoăn về căn cứ pháp lý khi xử lý nợ xấu.

Phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Nghệ An Hoàng Thị Thu Trang nêu thực tế, khi xảy ra tranh chấp, có những trường hợp không phải tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và người vay mà là giữa người vay với những người liên quan. Trong khi đó, đối chiếu với pháp luật hiện hành thì chưa thấy quy định rõ ràng.

“Nghị quyết giao tổ chức tín dụng quyền lớn trong thu giữ xử lý tài sản đảm bảo. Hành vi vi phạm trong quá trình thu giữ sẽ xảy ra rất nhiều vì trình tự quy định trong nghị quyết còn chung chung so với trình tự luật Thi hành án hiện hành”, ĐB Thu Trang nêu.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cũng đề nghị trong nghị quyết cần ghi rõ việc thu giữ tài sản đảm bảo chỉ thực hiện với tài sản không có tranh chấp, không bị toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kê biên theo pháp luật.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu lại cho rằng vấn đề thu giữ tài sản bảo đảm là vấn đề dân sự. Trường hợp có vi phạm hình sự thì khởi tố về tội lạm quyền.

{keywords}
Giám đốc Công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: VPQH

”Cơ quan công an không phải là người đi đòi nợ cho tất cả các tổ chức tín dụng mà chỉ đảm bảo an ninh trật tự cho các tổ chức thi hành”, ông Cầu nhấn mạnh.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cũng đề xuất, trong quá trình thu hồi tài sản, để đảm bảo khách quan, cần có thêm 1 người chứng kiến và trong mọi trường hợp cần quay camera.

Không để nghị quyết thành lá bùa chống lưng

ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng hệ thống ngân hàng cần tranh thủ điều kiện thuận lợi để xử lý dứt điểm ”cục máu đông” bấy lâu nay, kiềm chế nợ xấu, không để nợ xấu phát sinh vượt tầm kiểm soát.

ĐB cũng còn băn khoăn có hay không việc vô tình giúp người có trách nhiệm gây nợ xấu được vô can, miễn tội.

Do đó, cần thích rõ trong nghị quyết này về việc không miễn trừ trách nhiệm dù nợ xấu đã được xử lý.

ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị Thống đốc NHNN cần làm rõ thêm dự kiến kết quả thực hiện của nghị quyết này, trong đó, bao nhiêu nợ xấu tồn đọng được xử lý, tương ứng bao nhiêu % bao gồm cả nợ xấu nội và ngoại bảng, lãi suất cho vay giảm được bao nhiêu %.

Về phạm vi nợ xấu cần xử lý, việc dự thảo NQ đưa ra 2 phương án, ông Minh nhìn nhận, phạm vi điều chỉnh như vậy là quá rộng, không phù hợp.

"Không nên vô tình để nghị quyết nợ xấu ban hành sẽ thành lá bùa chống lưng cho những sai phạm", ông Minh lưu ý.

ĐB Lê Thị Thủy (Hải Dương) cho rằng, tuy không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu nhưng bản chất vẫn có tiền của ngân sách Nhà nước trong các hỗ trợ ưu tiên gián tiếp. Cho nên, phải nói rõ bản chất vấn đề này.

{keywords}
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng. Ảnh: Hoàng Anh

Giải trình, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng việc ban hành nghị quyết sẽ không sửa đổi luật khác mà áp dụng như một pháp luật chuyên ngành, đồng thời, cũng không tạo ra bất cứ đặc quyền hay ưu ái nào cho các tổ chức tín dụng.

Về các ý kiến đề nghị không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, Thống đốc cũng cho biết sẽ tiếp thu để điều chỉnh cho phù hợp theo hướng không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước.

Thống đốc cho hay, nợ xấu luôn tiềm ẩn, phát sinh hằng ngày, tính trung bình nợ xấu mới phát sinh hằng năm 1,3-1,5% tổng dư nợ cho vay với nền kinh tế.

Với mục tiêu tăng dư nợ cho vay bình quân khoảng 16%, dự kiến nợ xấu phát sinh thêm trong 5 năm tới (2017-2022) là 350.000 tỷ đồng.

Để duy trì mục tiêu duy trì nợ xấu dưới 3% thì tổng số nợ cần xử lý trong 5 năm tới là 640.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Bình: Xử lý nợ xấu như chữa bệnh tăng xông

Ông Nguyễn Văn Bình: Xử lý nợ xấu như chữa bệnh tăng xông

Trưởng Ban Kinh tế TƯ ví von nợ xấu như cục máu đông, cơ chế xử lý nợ xấu hệt như chữa bệnh tăng xông.

600.000 tỷ đồng nợ xấu có thể xây 3 sân bay Long Thành

600.000 tỷ đồng nợ xấu có thể xây 3 sân bay Long Thành

Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng cho hay, với khoảng 600 ngàn tỷ đồng nợ xấu có thể xây được 3 sân bay Long Thành.

Khó làm sân bay Long Thành bằng ngân sách do trần nợ công

Khó làm sân bay Long Thành bằng ngân sách do trần nợ công

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, với trần nợ công hiện nay, để đầu tư Long Thành bằng vốn nhà nước là hết sức khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính nói về quản lý rủi ro đối với nợ công

Bộ trưởng Tài chính nói về quản lý rủi ro đối với nợ công

Theo Bộ trưởng Tài chính, cần quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công.

Bộ trưởng Tài chính: Hết thời trả hộ nợ cho DN nhà nước

Bộ trưởng Tài chính: Hết thời trả hộ nợ cho DN nhà nước

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định tới đây dứt khoát không có chuyện chuyển nợ DN nhà nước sang nhà nước trả hộ.

Thúy Hạnh