Phát biểu tại hội trường QH sáng nay, ĐB Bùi Thu Hằng (Hoà Bình) nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, tác hại của rượu, bia hiện nay đã lên đến đỉnh điểm, với hàng loạt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, các vụ bạo lực gia đình, hiếp dâm, gây bức xúc dư luận.

"Người dân cảm thấy lo lắng khi sự an toàn của bản thân, gia đình, đặc biệt là của trẻ nhỏ bị đe dọa bởi ma men. Gánh nặng bệnh tật có nguyên nhân từ rượu bia tăng rất nhanh, trong khi lượng tiêu thụ rượu bia không ngừng gia tăng, vượt qua mọi dự báo", ĐB Hằng nêu.

Cử tri mong mỏi có một đạo luật đủ mạnh để kiểm soát, giải quyết được thực trạng sử dụng rượu bia đang ở mức báo động và tác hại ngày càng nghiêm trọng.

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cũng nêu thực tế gần đây có không ít ý kiến về sự xuống cấp mà nguyên nhân có phần xuất phát từ rượu, bia.

{keywords}
ĐB Phạm Trọng Nhân, Bình Dương

Ông đề nghị QH đưa trở lại dự luật các chế định như cấm bán bia rượu từ 15 độ cồn trở lên trên Internet, rà soát điều chỉnh lại độ cồn ở ngưỡng 4 đến 5 độ trong tất cả quy định thay vì từ 5,5 độ như trong dự thảo luật, kể cả các hoạt động khuyến mại, tài trợ.

Né tránh năng lực kiểm soát

ĐB Phạm Khánh Phong Lan lại có góc nhìn khác. Bà hoan nghênh dự thảo luật đã có quy định “Bộ GTVT có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp giấy phép lái xe”.

Bà cũng đề nghị đưa quy định người điều khiển giao thông không uống rượu bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông vào điều khoản các hành vi nghiêm cấm.

Đồng thời, cần tăng mức chế tài khi lạm dụng rượu bia lái xe, bạo lực, xâm hại tình dục, gây rối trật tự, trong đó quy định tăng nặng với các trường hợp tái phạm, tạm giam ngay người và xe nếu thực sự nguy hiểm.

"Cá nhân tôi ủng hộ bản dự thảo này vì đã căn cứ vào thực tiễn để có điều chỉnh. Cốt lõi là phải thay đổi văn hoá chứ không phải bóp nghẹt sản xuất chính thống, vô hình trung khuyến khích cho hàng giả, hàng lậu trong khi văn hoá của ta chưa thay đổi", ĐB TP.HCM nói.

Bà cũng gợi ý, nên chăng cần có chủ trương cho cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, hạn chế rượu bia và xử lý nghiêm nếu vi phạm. Chỉ cần nghiêm một phần như chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình thì đã có thể đạt được rồi.

ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đồng tình với ĐB Phạm Khánh Phong Lan và không đồng tình với khá nhiều đại biểu phát biểu trước đó.

"Tôi có cảm giác như các ĐB phát biểu coi ngành sản xuất rượu, bia như tội đồ, tôi không phải trong ngành và cũng không quá ủng hộ ngành này nhưng tôi thấy có gì đấy không công bằng", ĐB Xuyền chia sẻ.

Ông dẫn chứng, ngành bia rượu đã giúp hàng trăm nghìn lao động kiếm sống và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục nghìn tỷ hàng năm. Vì vậy không thể vì một việc này, việc kia mà bỏ hoàn toàn công lao của một ngành sản xuất.

ĐB Xuyền cho rằng sử dụng rượu, bia là văn hoá lâu đời nay và bây giờ cách ứng xử của chúng ta cũng phải là văn hóa, còn nếu là luật cũng chưa phải là giải pháp tối ưu. 

{keywords}
ĐB Dương Trung Quốc

Đồng quan điểm, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chia sẻ: "Qua theo dõi các phiên thảo luận, tôi cảm nhận chúng ta tiếp cận sai. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ĐB Phong Lan, lẽ ra chúng ta phải tiếp cận từ văn hóa.

Ông đề nghị chế tài nặng hơn và lưu ý: "Không nên coi câu chuyện sức khỏe hàng đầu mà nên coi năng lực quản lý là hàng đầu. Vấn đề của ta là né tránh cái yếu nhất là năng lực quản lý, năng lực kiểm soát, kiểm soát của Nhà nước và mỗi con người tự kiểm soát mình".

Không thể vì đóng góp của DN mà bỏ qua tác hại của rượu bia

ĐB Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) tranh luận: "ĐB Xuyền nói về việc ta coi các đơn vị sản xuất là tội đồ thì không phải vậy. Ta làm luật này là muốn hạn chế tác hại của rượu bia. Sử dụng rượu bia là nhu cầu của người dân và mọi người đều có quyền sử dụng nhưng ta làm luật để hạn chế việc lạm dụng. Ta nên đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng ý thức của người dân, xã hội".

{keywords}
ĐB Huỳnh Thành Chung, Bình phước

Theo ông, việc tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách của DN là việc tốt nhưng không thể vì việc ấy mà bỏ qua tác hại của rượu bia, ảnh hưởng đến an toàn xã hội.

ĐB Chung đồng ý với ĐB Phạm Trọng Nhân về nên hạn chế quảng cáo rượu bia trên Internet cũng như quy định khung giờ hạn chế uống rượu bia.

"Phải đưa ra được những vấn đề này để người dân, xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh nhận thức, có thái độ ứng xử đúng với sản xuất, bán rượu, bia", ĐB Bình Phước nói.

Nữ thiếu tá công an: Có người 1 ly rượu đã tắt thở, người 1 lít vẫn bình thường

Nữ thiếu tá công an: Có người 1 ly rượu đã tắt thở, người 1 lít vẫn bình thường

Tác hại của rượu bia phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Thiếu tá Ksor Phước Hà đề nghị điều chỉnh lại số lượng quy định nồng độ cồn.  

Thu Hằng - Hồng Nhì - Ảnh: Minh Đạt