Góp ý vào dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) tại QH hôm nay, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đặt vấn đề, nếu chúng ta cứ theo cách học thế nào cũng được lên lớp, rèn luyện thế nào cũng được tốt nghiệp thì con em chúng ta sẽ ảo tưởng về năng lực của mình. Rồi, tương lai xã hội sẽ ra sao?

{keywords}
ĐB Bùi Văn Phương

Nhắc lại thời ông đi học phổ thông, ĐB Phương cho hay, việc “lưu ban là chuyện bình thường” dù trường chỉ có 40% học sinh tốt nghiệp.

Ông Phương nói rằng thầy cô bây giờ có tâm lý "Cái gì cũng sợ. Ngay cả việc cho lưu ban, không tốt nghiệp được thì cũng sợ các cháu tổn thương. Việc buộc phải lên lớp hết, phải đỗ hết, liệu tỷ lệ 100% khá giỏi có đáng mừng hay không?”.

Vì vậy, ông đề nghị, luật chỉ nên quy định độ tuổi vào lớp 1 không dưới 6 tuổi, vào lớp 6 không dưới 11 tuổi, vào lớp 10 không dưới 15 tuổi. Còn trên tuổi là bình thường, vì việc học là suốt đời.

Cùng mối quan tâm, ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, theo dự luật, với học sinh học trễ, tuổi cao hơn thì chỉ có 6 trường hợp được đi học gồm: người dân tộc thiểu số; khuyết tật, kém phát triển; mồ côi, không nơi nương tựa; hộ nghèo; người nước ngoài về nước; ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Tuy nhiên, theo ĐB, nếu quy định “cứng” như vậy thì có những trường hợp như con em đang mắc bệnh phải điều trị, bỏ dở qua năm học không thể vào học được. Vì vậy, ông đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm.

Đề xuất miễn học phí các cấp cho con nhà giáo

ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề cập đến chính sách đối với nhà giáo.

Theo ông, để thu hút được học sinh, sinh viên giỏi có phẩm chất đạo đức tốt vào ngành sư phạm góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo có đức, có tài thì các quy định về chính sách đối với nhà giáo trong dự thảo luật chưa đủ mạnh.

{keywords}
ĐB Lê Quang Trí. Ảnh: Minh Đạt

Ông kiến nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung chính sách có liên quan đối với nhà giáo.

“Ví dụ con em nhà giáo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, con em nhà giáo được miễn học phí các cấp học”, ông Trí nói.

Ngoài các đối tượng là trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập không phải đóng học phí, ông Trí cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung đối tượng được miễn học phí là học sinh THPT và do Chính phủ quy định lộ trình thực hiện chính sách không thu học phí đối với đối tượng này.

Ông dẫn chứng, thực tế, nhiều nước không thu học phí cho tất cả các cấp học phổ thông và tổ chức bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh tại trường. 

Những ai phải chịu trách nhiệm vụ gian lận thi cử?

Trao đổi với báo chí bên lề QH về vụ việc gian lận thi cử vừa qua, ĐB Bùi Sỹ Lợi cho rằng có 3 chủ thể phải chịu trách nhiệm.

Một là học sinh và cha mẹ học sinh, cha mẹ biết rõ năng lực của con nhưng vì muốn cho con thi đậu nên đã tìm cách “chạy chọt” cho con mình.

Thứ hai là nhà trường và giáo viên, nếu gia đình có nguyện vọng đề xuất việc “chạy chọt” cho con em nhưng giáo viên không đồng lõa thì sẽ không xảy ra vụ việc gian lận như vừa qua. Ở đây thậm chí giáo viên còn nhận tiền để nâng điểm.

Thứ ba là trách nhiệm của địa phương, cơ quan quản lý giáo dục, địa phương phải vào cuộc để tổ chức tốt kỳ thi, tạo sự khách quan, công bằng. Khi phát hiện các trường hợp gian lận, các cháu đương nhiên bị đuổi khỏi trường nhưng quan trọng hơn là phải tạo cơ hội cho các  cháu có số điểm cận kề, như vật mới là sự công bằng xã hội và công bằng trong giáo dục.

“Đối với vụ việc gian lận thi cử vừa qua, nếu chúng ta đổ hết cho ngành giáo dục thì oan cho giáo dục.

Theo ĐB Bùi Sỹ Lợi, người đứng đầu địa phương, làm công tác quản lý trên địa bàn, chịu trách nhiệm về tổ chức thi ở địa phương, thì đầu tiên là với trách nhiệm quản lý nhà nước cần làm rõ việc tổ chức triển khai công tác thi cử đã quán triệt hết chưa.

 

 

Đề xuất nghiên cứu bỏ kỳ thi THPT

Đề xuất nghiên cứu bỏ kỳ thi THPT

ĐB Phạm Văn Hòa đề xuất giao Chính phủ nghiên cứu sau này, tuỳ thực tế mà có thể bỏ thi THPT, chỉ cấp bằng THPT có điều kiện cụ thể để giảm chi ngân sách nhà nước.

Hương Quỳnh - Thu Hằng