- Góp ý dự thảo luật CAND sửa đổi tại tổ chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nguyên tắc quan trọng của công an là phải công khai, minh bạch tốt hơn, sát dân, sát cơ sở để phục vụ nhân dân tốt hơn. 

“Đừng để người dân sợ công an, phần lớn hiện nay người dân còn sợ công an lắm. Không có công an một ngày rất nguy cập nhưng họ cũng rất e ngại”, Thủ tướng lưu ý công an phải sửa phong cách, cách làm nhưng nhất là luật làm sao để CAND sát dân hơn, gần dân hơn.

Có tình trạng “vác tù và” ở công an xã

Theo Thủ tướng, lực lượng công an cùng với quân đội là lực lượng trụ cột, chủ công đảm bảo an ninh xã hội.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Người đứng đầu Chính phủ cũng mong muốn lực lượng công an cần đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân tốt hơn. Vừa qua lực lượng đã cố gắng nhưng an toàn của người dân trên một số lĩnh vực còn bất cập, trách nhiệm một phần thuộc chính quyền song chính là trách nhiệm của công an.

Vì vậy, Thủ tướng đề nghị thiết kế luật này theo hướng xây dựng lực lượng CAND đáp ứng nhiệm vụ, đảm bảo xã hội an toàn hơn.

“Chúng ta rất có khuyết điểm khi chưa đảm bảo an toàn cho người dân, từ điều tra xâm hại trẻ em, tai nạn giao thông… Đây là trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền, lực lượng công an”, Thủ tướng nhấn mạnh.


Bộ trưởng Công an cho rằng, việc bố trí 25.000 công an chính quy xuống cấp xã là để sát với dân, lắng nghe, giải quyết căn cơ nhiều vấn đề.

"Ngăn ngừa tội phạm phải từ xã, phường, cấp cơ sở là chính”, Bộ trưởng Tô Lâm giải thích.

Theo ông, với chính sách bố trí lực lượng như vậy, Bộ sẽ tinh gọn, chỉ còn gần 15% biên chế trong tổng số lực lượng, còn 85-90% biên chế sẽ là lực lượng ở tỉnh, địa phương.

“Xã mạnh thì huyện rất ngon, huyện nào cũng ngon rồi thì tỉnh cũng rất khoẻ, tỉnh mà khoẻ thì cả nước ngon lành rồi. Phải phân cấp cụ thể và CAND thì phải gắn liền với nhân dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh

Đề cập tới công an xã, thị trấn, Thủ tướng nói, lực lượng này có hơn 11.000 người, nếu hiện đại hoá hết thì chắc không có nguồn lực nên phải chọn lọc những xã phường khó khăn.

Ông nêu thực trạng hiện nay có tình trạng “vác tù và” ở công an xã, cần cơ cấu lại theo lộ trình để sát dân hơn.

Nói về cục đặc biệt, Thủ tướng cho biết có 2 cấp hàm là Thiếu tướng cục, Trung tướng cục. Cục đặc biệt được luật thiết kế theo hướng giảm cấp trung gian thuộc quản lý lãnh đạo Bộ.

Thủ tướng cũng cho hay, việc bổ nhiệm Cục trưởng đặc biệt gần như các tổng cục, chính uỷ các đơn vị hiện nay của công an theo luật hiện hành do Thủ tướng bổ nhiệm.

Việc quản lý theo sự phân cấp tốt hơn cho công an nhưng những đơn vị quan trọng Thủ tướng phải nắm, có quyền hạn điều hành hệ thống này.

“Bộ trực thuộc Chính phủ mà toàn bộ đơn vị cơ sở mình không nắm là vấn đề rất lớn”, Thủ tướng lưu ý.

Không làm tăng tướng

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho rằng, nhiệm vụ của lực lượng Công an hiện nay so với 10 năm trước đây nặng nề hơn rất nhiều bởi diễn biến tội phạm phức tạp hơn, số lượng tội phạm tăng. 

Vì vậy, ngành Công an xác định ngăn ngừa tội phạm mới là quan trọng. Bộ cũng đưa ra khẩu hiệu “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Việc sửa luật CAND cũng là để phục vụ những mục tiêu này.

{keywords}
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an

"QH cũng đã thấy rất rõ, chức năng nhiệm vụ chung của Bộ Công an không thay đổi, không nhường chức năng đó cho một bộ nào và cũng không lấy thêm chức năng ở đâu vào cả, mà chỉ bố trí lại lực lượng và thực hiện chính sách đối với cán bộ chiến sỹ”, Thượng tướng Tô Lâm phân tích.

Đối với quy định cấp bậc hàm cấp tướng, Bộ trưởng Công an khẳng định dự thảo luật cũng không làm thay đổi cơ cấu: “Trước đây ĐBQH cứ nói sao mà tướng nhiều thế, tuy nhiên Bộ Chính trị đã quy định rõ tổng số cán bộ có quân hàm cấp tướng trong CAND là 205, hiện nay vẫn vậy và không vượt quá”.

Theo ông, vấn đề là phải đủ tiêu chuẩn. Ví dụ đối với Bộ trưởng phải lên Thượng tướng 4 năm rồi mới được Đại tướng, 6 Thứ trưởng là 6 Thượng tướng.

“Chúng tôi ghi rõ trong luật rồi. Nhưng không phải cứ Thứ trưởng là lên Thượng tướng, hiện nay có đồng chí Thứ trưởng là Trung tướng vì chưa đủ tiêu chuẩn”, Bộ trưởng giải thích thêm.

Nói về Cục đặc biệt gộp 5-6 cục, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, Cục trưởng phải được Trung tướng. Sau khi tinh gọn bộ máy, Bộ Công an có 60 cục.

“Nếu bố trí tất cả Cục trưởng và Giám đốc Công an địa phương 63 tỉnh, thành có hàm cấp tướng thì tổng số mới hơn 120, cộng với số tướng còn lại vẫn chưa đủ 200 (thấp hơn con số Bộ Chính trị cho phép - PV)”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định

Nếu đề nghị như dự luật, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1 mang cấp bậc hàm cấp tướng thì cũng chỉ hơn chục người mang cấp hàm Thiếu tướng.

“Nếu Giám đốc Công an tỉnh chỉ Đại tá mà được quy hoạch Thứ trưởng thì không thể lên Thượng tướng, vì phải mất mười mấy năm”, ông nêu vướng mắc và cho rằng, như dư luật đề xuất là thuận lợi, còn nếu không rất bất cập, rất khó trong luân chuyển cán bộ.

“Số Giám đốc Công an tỉnh rất vất vả, chúng tôi muốn cơ cấu nhiệm vụ anh em tăng, 'tỉnh mạnh thì chính sách cũng phải phù hợp”, Bộ trưởng tha thiết.

Hàng loạt tướng công an từ tổng cục sẽ sang cục

Hàng loạt tướng công an từ tổng cục sẽ sang cục

Luật CAND sửa đổi sẽ có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức, trong đó phải kể đến việc hàng loạt tướng từ cấp tổng cục sẽ xuống cục.

Ông Phạm Minh Chính: Cấp hàm tướng cho GĐ công an đừng làm tăng tướng

Ông Phạm Minh Chính: Cấp hàm tướng cho GĐ công an đừng làm tăng tướng

Việc cấp bậc hàm thiếu tướng đối với giám đốc công an tỉnh phải có tiêu chí, tránh tăng số lượng tướng so với luật cũ quy định.

Bộ trưởng Tô Lâm: Đề xuất GĐ công an cấp tỉnh có hàm thiếu tướng

Bộ trưởng Tô Lâm: Đề xuất GĐ công an cấp tỉnh có hàm thiếu tướng

Dự luật CAND (sửa đổi) được Bộ trưởng Công an trình QH có quy định giám đốc công an cấp tỉnh được mang hàm tướng.

Thượng tướng quân đội, công an được sử dụng ô tô không quá 1,1 tỉ đồng

Thượng tướng quân đội, công an được sử dụng ô tô không quá 1,1 tỉ đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2018/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Bộ Chính trị quyết định việc thăng quân hàm Đại tướng

Bộ Chính trị quyết định việc thăng quân hàm Đại tướng

Theo Quy định 105, Bộ Chính trị quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.

Thu Hằng - Hồng Nhì