- Là nước sở hữu kho thiết bị quân sự lớn nhất, Hoa Kỳ cũng dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu vũ khí giai đoạn 2011-2015, chiếm 33% sản lượng thế giới.

Với quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương vừa được tuyên bố ngày 23/5, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận những thành tựu công nghệ quân sự hàng đầu hiện nay, nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các bạn hàng lớn nhất của Mỹ hiện nay là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể kể đến các sản phẩm nổi tiếng như:

1. Lockheed Martin F-16 Falcon

Máy bay phản lực chiến đấu F-16 do General Dynamics (Lockheed Martin) sản xuất là một trong những máy bay phản lực tiêu biểu nhất của không quân Mỹ và lịch sử quân sự hiện đại.

{keywords}

F16 của không quân Mỹ trên bầu trời Hàn Quốc

Từ khi ra mắt tới nay, có hơn 4.500 chiếc được sản xuất. Với khả năng chiến đấu và tác chiến đa nhiệm, tốc độ cao, có thể mang theo nhiều vũ khí, F16 đã được quân đội nhiều nước tin dùng.

Vẫn còn khoảng 2.200 chiếc đang còn phục vụ, khiến F16 trở thành mẫu máy bay phản lực chiến đấu có số lượng nhiều nhất trên thế giới. Giá thành mỗi chiếc F16 hiện khoảng 34 triệu USD. 

{keywords}

F16 Thổ Nhĩ Kỳ, nhân tố gây ra căng thẳng Nga - Thổ

2. Súng trường M4A1

Theo các chuyên gia vũ khí, càng ngày diện tích các trận đánh càng thu hẹp lại. Có khi các cuộc giao tranh chỉ diễn ra ở khoảng cách dưới 200m, cho nên, Bộ Quốc phòng Mỹ mong muốn có một loại súng bắn chính xác, tốc độ cao và gọn nhẹ, vừa đủ để trang bị cho quân đội bấy giờ.

Kết quả là khẩu M4 cùng bản cải tiến sau này là M4A1 đã được đưa vào sản xuất.

M4A1 sử dụng đạn cỡ 5,56x45 mm, cơ cấu hoạt động trích khí phản lực xoay, tốc độ bắn từ 700-950 viên/phút.

{keywords}

Một khẩu M4A1 được tùy biến ống phóng lựu và ngắm quang học

Ngoài ra, súng có khả năng gắn thêm các phụ kiện khác như ống phóng lựu, ống ngắm quang học, laser... để tăng sức chiến đấu.

Khoảng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng loại súng này.

3. Tên lửa vác vai Stinger

Stinger được phát triển dựa trên lý thuyết của tên lửa phòng không có hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại nhưng được biến thể sang dạng tên lửa vác vai nhằm tăng khả năng di động trên mặt đất. Mục tiêu của nó rất đa dạng, từ các xe cơ giới cho đến các trực thăng chiến đấu.

Được ra mắt vào những năm 1980 và đã được sử dụng trên 29 quốc gia, tới nay, Stinger vẫn chứng minh được giá trị và sự đáng sợ của mình. Năm 2015, khủng bố IS được cho là đã sử dụng tên lửa Stinger bắn rơi nhiều chiến đấu cơ của quân chính phủ.

{keywords}

Phiến quân IS với tên lửa Stinger cướp được

Hiện tại, tên lửa Stinger đã được quân đội Mỹ nâng cấp và có thêm nhiều tính năng cải tiến như khả năng gắn trên xe cơ giới, khả năng dò tìm đánh chặn mục tiêu.

4. Máy bay vận tải Lockheed C-130 Hercules

C-130 là mẫu máy bay vận tải hạng trung, 4 động cơ 4 tuốc bin cánh quạt và là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới. Hơn 40 kiểu và biến thể đã hoạt động ở trên 50 quốc gia. Với số lượng hơn 2.300 chiếc, đây cũng là máy bay vận tải bán chạy nhất của không lực Hoa kỳ.

{keywords}

Phi đội máy bay vận tải của không quân Mỹ

Mỗi chiếc C-130 có giá khoảng 62 triệu USD, gấp đôi phản lực F16. Tuy nhiên, vị thần sức mạnh Hercules cũng chứng tỏ được giá trị của mình với tải trọng 70 tấn cùng phạm vi hoạt động 3.800 km. Đây cũng là mẫu máy bay có độ an toàn cao nhất theo đánh giá của không quân hoàng gia Anh.

5. Hệ thống tên lửa đất đối không Patriot

Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không được sử dụng bởi quân đội Mỹ và các nước đồng minh. Nó có nhiệm vụ đánh chặn các vật thể bay ở tầm trung và tầm cao. Được giới thiệu từ năm 1981, tới nay, Patriot đã được trang bị tại hơn 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

{keywords}

Hệ thống MIM-104F Patriot cùng tên lửa PAC-3 được triển khai

Bản nâng cấp gần đây nhất của Patriot sử dụng tên lửa tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE đã được giới chuyên gia đánh giá là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất và đáng tin cậy hiện nay, với khả năng đánh bại mục tiêu đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không.

6. Trực thăng AH 64 Apache

AH-64 Apache là trực thăng chiến đấu của lục quân Hoa Kỳ, do hãng Boeing sản xuất. Apache sử dụng hệ thống 4 cánh quạt lớn và 4 cánh quạt nhỏ ở phía đuôi máy bay. Trên máy bay bố trí 2 phi công ngồi song song. Cả hai đều có khả năng điều khiển máy bay và sử dụng vũ khí một cách độc lập.

Được thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, Apache có khả năng hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, mọi điều kiện thời tiết.

{keywords}

Apạche với dàn hỏa lực siêu mạnh

Với tốc độ tối đa 300km/h, trần bay 6,4 km, được trang bị hỏa lực mạnh bao gồm pháo M230 30mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên), tên lửa AMG Hell Fire, Stinger, Rocket Hydra,... trực thăng Apache có lợi thế lớn khi đối đầu với các loại xe quân sự.

Trong chiến tranh Iraq năm 2003, AH 64 Apache được mệnh danh là sát thủ diệt xe tăng.

Hiện tại, chiếc trực thăng này có mặt trong biên chế quân đội của 15 quốc gia.

Hoàng Hiệp