Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội kể, hồi năm 2018, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hai năm theo NQ 76 của Quốc hội. Chúng ta đã đánh giá hết sức cụ thể sự phát triển, sự thay đổi về chất trong chương trình giảm nghèo. Chúng ta khẳng định, cuối năm 2018 chắc chắn tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều sẽ giảm xuống dưới 6%, điều đó là chắc chắn.

{keywords}
Huyện Hậu Lộc xóa đói, giảm nghèo nhờ xây dựng nông thôn mới

Năm 2019 chúng ta lại tiếp tục thực hiện cuộc giám sát sâu, giám sát về chương trình giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa và biên giới hải đảo. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội đối với vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa và và đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước đây chúng ta giảm nghèo ở mức độ xóa đói cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa khỏi nghèo cùng cực, tiếp đến chúng ta giảm nghèo và đến nay là giảm nghèo bền vững. Chất lượng giảm nghèo hiện nay khác với 10 năm trước đây. Trước đây chúng ta thực hiện giảm nghèo theo chiều rộng, đi hàng ngang, hiện nay chúng ta không thực hiện như vậy nữa, hiện nay chúng ta tập trung giảm nghèo theo cách thức lõi nghèo, càng về sau giảm nghèo càng khó.

Bây giờ đạt được 1,5% là điều hết sức khó khăn. Giám sát lần này để chúng ta khẳng định rằng Đảng, Nhà nước bắt đầu tập trung vào thực hiện giải quyết lõi nghèo của cả nước và thực hiện theo điều 70 của Hiến pháp. Chúng ta phải tích hợp các chính sách để chúng ta thực hiện vấn đề Quốc hội quyết định các chính sách dân tộc trong đó có giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Tôi cho rằng, sau cuộc giám sát này, Quốc hội sẽ có nghị quyết thể hiện tư tưởng tại điều 70 của Hiến pháp. Chắc chắn trong suy nghĩ của tôi cũng như các đại biểu Quốc hội đặc biệt là Ban Dân tộc miền núi và Hội đồng dân tộc của Quốc hội chúng ta mong muốn điều này.

Vậy hiện nay chúng ta đã làm đến đâu? Cho đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát và đã quyết định xong nội dung, phương thức và chọn địa bàn để chúng ta bắt đầu triển khai thực hiện ngay trong những tháng đầu năm 2019 và mục tiêu lần này là chúng ta đánh giá một cách toàn diện, tổng thể tất cả các chính sách chúng ta đã thực hiện cho giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và biên giới hải đảo để chúng ta khẳng định chính sách nào còn nguyên hình, chính sách nào cần phải bỏ đi, chính sách nào cần phải tích hợp. Chắc chắn mong muốn của chúng ta không thể để cho đồng bào dân tộc quá nhiều các chính sách, chúng ta cần phải tích hợp thành một vài chính sách để đồng bào dân tộc thấy rõ ràng rằng chúng ta đang tập trung giải quyết cho đồng bào như thế nào.

Chúng ta có thể nhận thấy thực tế đáng mừng là có những xã, huyện nghèo thì nay đã trở thành xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới thì chúng ta cần khuyến khích, nhân rộng đó cũng là mục tiêu của cuộc giám sát lần này. Ngoài ra, tôi cho rằng giám sát năm 2019 về giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số là để chúng ta quyết định một chính sách rất cơ bản và quyết định cho vấn đề giảm nghèo nhanh và bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào 64 huyện nghèo nhất của cả nước.

Điều này là mong mỏi của đại biểu Quốc hội cũng như mong mỏi của toàn dân. Phải khẳng định đây là một mục tiêu hết sức đúng đắn, Quốc hội lựa chọn vấn đề này là có tính chất trọng điểm và quyết liệt.

Chúng ta mong muốn rằng làm sao các đại biểu Quốc hội các địa phương, các ngành, Ủy ban dân tộc miền núi, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải tập trung nâng cao chất lượng của cuộc giám sát để qua đó đúc rút ra những bài học của chúng ta để qua đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Thông qua đây chúng ta cần xem xét tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho chương trình giảm nghèo bền vững.

Bài: Lê Thị Hạnh - Nhóm PV
Ảnh: Phạm Thu Huyền - Nhóm PV