Theo báo cáo của quan trắc viên tại trạm Khí tượng Sa Pa (Lào Cai), tuyết bắt đầu rơi từ lúc 0g40p sáng 24/1 đúng như dự báo. Còn tại Yên Tử (Quảng Ninh), băng tuyết cũng phủ trắng trời.

Ông Lưu Minh Hải, giám đốc đài dự báo khí tượng thuỷ văn Lào Cai cho biết, nhiệt độ tại Sa Pa sáng 24/1 là -2 độ C. Băng tuyết rơi rất dày, từ 5-10 cm.

Do có mưa nhỏ nên băng tuyết xẹp xuống nhanh song lượng băng tuyết rất lớn nên vẫn làm thoả mãn sự phấn khích của du khách lặn lội lên Sa Pa phục kích săn tuyết.

Theo thông tin của CTV VietNamNet tại Sa Pa, dân du lịch nửa đêm bật dậy hò reo sung sướng khi thấy băng tuyết rơi.


{keywords}
{keywords}

Anh Minh lên Sa Pa săn tuyết từ đêm qua, sáng sớm 24/1 thì đặt chân đến nơi. Anh cho biết đường đi rất mù sương, khó nhất đoạn từ Lào Cai lên Sa Pa. Đến nơi băng tuyết khá dày. Ảnh: Hoàng Minh

{keywords}
{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
{keywords}

Một số hình ảnh tuyết rơi tại Sa Pa. Ảnh: Báo Lào Cai

Tại Sơn La, nhiệt độ ngoài trời cũng xuống dưới 0 độ C nên băng tuyết cũng xuất hiện nhưng không dày bằng ở Sa Pa.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Băng tuyết xuất hiện tại Sơn La. Ảnh: Vi Anh

Còn tại Yên Tử (Quảng Ninh), nhiệt độ trên đỉnh chùa Đồng sáng 24/1 là -2 độ, nhiệt độ dưới chân núi sáng là 3 độ. Trên đỉnh Yên Tử, băng tuyết sương mù cũng phủ trắng núi rừng. Tuy nhiên rất ít khách lên Yên Tử để săn tuyết.

{keywords}
{keywords}

Băng tuyết xuất hiện tại chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Nghĩa


Đi săn tuyết bằng… xe máy, không cháy phòng hay chặt chém

Đi lên Sa Pa trong đêm, anh Minh ở Hà Nội cho biết khó khăn nhất là đường đi càng gần vùng núi thì càng nhiều sương mù. Đoạn lên các dốc cao (từ Lào Cai lên Sa Pa) thì sương mù dày đặc, nhiều lúc như không thể đi tiếp được. Tuy nhiên cuối cùng anh cũng lên tới nơi, khi vừa đặt chân đến thì băng tuyết trắng xóa đã hiện ra trước mắt.

Anh Toàn – 1 người săn tuyết Sa Pa bằng…xe máy cho biết anh thích “cảm giác mạnh” nên không đi xe khách hay rủ bạn đi ô tô. Nhóm của anh 8 người quyết định đi xe số lên tận Sa Pa từ chiều qua. Cung đường quen thuộc nhưng khá nguy hiểm do đường trơn trượt. Đến đoạn “cua tay áo’, dù chỉ chạy với tốc độ 20km/g nhưng vẫn có người bị ngã.

{keywords}
Du khách lên Sa Pa ngắm tuyết. Ãnh: Zing.vn

Là phụ nữ nhưng bạn Lan (Hà Nội) cũng hăm hở đi săn tuyết từ chiều 23/1. “Cả đám bạn chúng tôi lên đến nơi thì đã 10g tối. Ăn uống xong ngồi co ro bên đống lửa thì thấy bông tuyết rơi. Đây là lần đầu tiên tôi được thấy tuyết. Cảm giác thật tuyệt vời!” – Lan nói và cho biết rất nhiều du khách cũng thức canh đến nửa đêm chờ tuyết rơi và rất phấn khích khi thấy hiện tượng thiên nhiên này.

Theo Lan, ban đầu cô và nhóm bạn tưởng khách sạn “cháy” nhưng hóa ra không có tình trạng này. Vì ở Sa Pa hiện có rất nhiều khách sạn, giá cả cũng không bị chặt chém (200.000 đồng/phòng/đêm). Các dịch vụ ăn uống cũng có giá như ngày thường, không có cảnh “tăng giá đột biến”, “chém” khách.

Gấp rút tránh rét cho gia súc

Phòng kinh tế huyện Sa Pa (Lào Cai) đã tổ chức các tổ công tác, đến các xã kiểm tra, đôn đốc chính quyền và người dân ở đây thực hiện các biện pháp phòng, tránh rét cho người, đặc biệt là người già, trẻ em, người thuộc đối tượng dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, Phòng kinh tế huyện tổ chức gia cố, tu sửa, che chắn chuồng trại tránh gió rét; dự trữ thức ăn khô cho gia súc; dự trữ chất đốt như: củi khô, trấu... để đốt sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá kéo dài.

Ông Nguyễn Tiến Thành - Trưởng Phòng kinh tế huyện Sa Pa cho biết: Toàn bộ đàn trâu hơn 10 nghìn con của nông dân trong huyện đã được nuôi nhốt tại chuồng trại, không có thả rông trên rừng. Các hộ nông dân sử dụng rơm khô, cỏ khô và thức ăn tinh như bột sắn, ngô, khoai trộn thêm làm thức ăn cho gia súc, để chống đói và tăng sức đề kháng cho trâu, chống chịu với giá rét mạnh trong những ngày sắp tới.

Theo Báo Lào Cai

Thúy Anh – Nguyễn Nghĩa – Tùng Lâm