- Trên các tuyến đường trọng điểm của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những chiếc xe quá khổ, quá tải chở vật liệu xây dựng (VLXD) vẫn hiên ngang lưu thông cả ngày lẫn đêm.

LTS: Những con đường vừa làm xong bị 'giết chết' một cách không thương tiếc. Những tai nạn đau lòng do hậu quả từ 'ổ voi', 'ổ trâu', 'con lươn', 'luống khoai' trên quốc lộ. Những mối bất an mỗi khi lưu thông trên quốc lộ. Tất cả đến từ xe quá tải, quá khổ...

Làm gì để ngăn chặn, 'dẹp loạn'?

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu tất cả các tỉnh thành cần liên tục kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24h/ngày và 7 ngày/tuần, kiên quyết chấm dứt.

Bộ trưởng GTVT đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm phải cơ bản kiểm soát được xe chở quá tải, bởi nếu không nhiều tuyến đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng lại sẽ bị phá hỏng.

Bộ GTVT thành lập 8 đoàn thanh kiểm tra tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kích thước giới hạn thùng chở hàng ôtô tải tự đổ và các biện pháp ngăn chặn ôtô chở quá tải tham gia thi công các dự án công trình giao thông tại 31 tỉnh thành trong cả nước.

Đích thân Bộ trưởng, Thứ trưởng và Tổng cục trưởng của Bộ GTVT đã không dưới một lần đi 'bắt' xe quá tải.

Nhưng, trên nhiều tuyến đường, xe quá tải vẫn tìm cách né trạm và hoạt động tinh vi, thủ đoạn hơn. Và những con đường lại tiếp tục bị 'giết' một cách không thương tiếc.

Từ 8/9, VietNamNet khởi đăng tuyến bài "Xe quá tải giết chết những con đường"...

>> Bài 1: HÌNH ẢNH KHÓ TIN DƯỚI VỆT BÁNH XE QUÁ TẢI

Vì lợi nhuận trước mắt khi chuyên chở VLXD phục vụ cho quá trình xây dựng khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nhiều doanh nghiệp vận tải (DNVT) đã tìm cách để nâng tải trọng cho xe bằng cách cơi nới thành thùng, chở quá khổ, quá tải.

Và vì thế, các tuyến đường ở huyện Kỳ Anh trở thành "điểm nóng" của tình trạng xe quá tải.

{keywords}
 

Những tuyến đường như QL1A, 1B, 12C,... hằng ngày bị hàng nghìn lượt xe quá tải phá nát. Mặt đường xuất hiện hiện tượng lõm, lún, hố sâu xuất hiện ngày càng nhiều.

Đặc biệt là hiện tượng “sóng trâu” nhan nhản, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Mặc cho những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ GTVT để ngăn chặn tình trạng xe quá khổ quá tải, xe tự cơi nới thùng, ở Hà Tĩnh, vấn nạn này vẫn diễn ra.

Hàng ngày, từng đoàn xe của nhà thầu Đại Hiệp, Sông Đà 5, mỏ đá Hồng Sơn, Cơn Tria, Khe Dàn, Hoành Sơn, xe mang BKS các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An… vẫn tấp nập chất đá hộc, đá dăm, cát quá thành thùng, ngược xuôi về khu kinh tế Vũng Áng.

Mỗi lần các xe này lao vun vút trên đường, người tham gia giao thông phải “dạt” sang hai bên lề để đảm bảo an toàn tính mạng.

Đó là chưa kể các loại xe này thường chở đất, đá với sự che đậy sơ sài, mỗi lần như thế đất, đá cát bay tứ tung, vừa mất an toàn giao thông vừa làm ô nhiễm môi trường.

Có lúc, tổ kiểm tra trọng tải liên ngành Hà Tĩnh thực hiện việc kiểm tra tại phía Bắc Hà Tĩnh, ở các tuyến đường QL 15, tỉnh lộ 5…, còn ở khu vực Kỳ Anh, xe quá tải tranh thủ hoạt động.

Một số hình ảnh VietnamNet ghi lại trong thời gian qua tại huyện Kỳ Anh:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

 

Văn Đức - Duy Tuấn