XEM CLIP:

Mở đầu thảo luận, tỷ phú Hoàng Chúc, một trong 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp, với nhiều năm ở nước ngoài, tiết lộ 2 câu nói “rất tồi” của người VN.

Thứ nhất là “nói chuyện làm quà”. Thứ hai, “nói chuyện xong thôi”.

{keywords}
Phiên thảo luận “Định hình tầm vóc quốc gia” tại Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng. Ảnh: Tiến Hưng

“Muốn làm ăn lớn thì phải làm cho người ta nghe mình, tin mình. Người này rồi người sau, người sau nữa tin vào điều mình nói, thấy mình thực hiện đúng lời hứa. Phải giữ được uy tín và thương hiệu của chính mình. Làm cho những hãng tư nhân ở nước ngoài là như vậy”, ông Chúc chân thành nói.

Chia sẻ cảm xúc khi nghe ông Chúc phát biểu, nhà sử học Dương Trung Quốc nói ông thấy “hết sức bồn chồn”. “Chúng ta có những giá trị mà chính chúng ta bỏ quên hay thậm chí đánh mất”, ông nói.

{keywords}
Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Tiến Hưng

Ông Quốc nhắc lại câu chuyện có nhà nghiên cứu Nhật Bản đến VN cách đây hơn 30 năm đã có kết luận thú vị khi nghiên cứu về nạn đói năm 1945. Đó là, ở VN khi đó không hề xảy ra điều xảy ra ở nhiều nước: không có sự giành đoạt hay ăn thịt người, bởi mọi người đã cưu mang nhau, chia sẻ với nhau thức ăn. Vậy mà bây giờ, nói đến an toàn thực phẩm, lại là tình trạng trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng.

Từ đó, nhà sử học nhận định một điều quan trọng VN cần làm là phải vun đắp giá trị lịch sử chúng ta đã có trong xây dựng thương hiệu quốc gia hiện nay.

Biết xấu hổ, có lòng tự trọng

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, trong giai đoạn này có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy xây dựng thương hiệu quốc gia. Vấn đề ở chỗ, cần xác định rõ giữ cái gì trong quá khứ và đưa những giá trị ấy vào tương lai thế nào.

"Các bạn hãy hướng thượng và hướng thiện. Hướng thượng là hướng lên trên bản thân mình để phát triển, hướng thiện là có thể làm gì cho người khác, cho cộng đồng, cho xã hội", bà Ninh nhấn mạnh.

{keywords}
Bà Tôn Nữ Thị Ninh và ông Hoàng Chúc

Bàn về tranh cãi hiện nay thương hiệu Việt nên làm những công trình hoành tráng hay không, bà Ninh thẳng thắn: Khát vọng, tầm nhìn, ý tưởng lớn là rất tốt, nhưng nếu xây dựng những công trình hoành tráng chỉ để gây ấn tượng bề ngoài thì đó chính là tầm thường hóa, bỏ quên thực chất, quên cái lõi.

Về phần mình, GS Kinh tế tại Trường ĐH Kinh tế Paris Lê Văn Cường có 2 chia sẻ ngắn gọn. Thứ nhất, theo ông, VN cần xóa bỏ dần 1 “thương hiệu” buồn, đó là tham nhũng.

XEM CLIP:

“Xếp hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng cho thấy tham nhũng ở VN vẫn ở mức nghiêm trọng. Chúng tôi biết cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra rất quyết liệt. VN cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến đó”, ông tha thiết.

Thứ hai, VN cần gieo vào giới trẻ ở trong và ngoài nước tinh thần tự ái dân tộc để trở thành một nước có tiếng thơm.

{keywords}
Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thái Bình Seed Trần Mạnh Báo và ông Hoàng Chúc

Chia sẻ tâm huyết này của GS Cường được bà Tôn Nữ Thị Ninh hết sức đồng tình. Theo bà, điều quan trọng là mỗi người hãy là người tử tế, biết xấu hổ, có lòng tự trọng, luôn hướng tới cái tốt đẹp hơn và tốt đẹp nhất mà mình có thể làm với xã hội, trong đó có việc không tham nhũng. “Phải ý thức được đồng tiền dễ dàng có được nhờ tham nhũng là thấp hèn. Điều này không dễ nhưng không phải là không làm được”, bà khẳng định.

Tỷ phú Hoàng Chúc: Phải biết dùng lợi thế mình là người Việt Nam

Tỷ phú Hoàng Chúc: Phải biết dùng lợi thế mình là người Việt Nam

Tôi nhận được nhiều thiện cảm cũng như tôn trọng từ các đối tác khi họ biết tôi là người gốc Việt, tỷ phú gốc Việt Hoàng Chúc chia sẻ tại Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Thái An - Hiền Anh từ Paris