XEM CLIP:

22h30 hàng ngày, thời điểm các đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông kết thúc một ngày chở khách về depot tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, cũng là lúc các tổ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bắt đầu công việc của mình.

{keywords}
Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông về depot sau một ngày phục vụ hành khách
{keywords}
 
{keywords}
Các kỹ sư kiểm tra chuyển động của tàu
{keywords}
 

Kỹ sư Trần Văn Việt, Trưởng ca kiểm tra, sửa chữa tàu cho biết, một ca làm việc của tổ bắt đầu từ 22h30 đến sáng hôm sau. Quy trình bao gồm kiểm tra phần điện và phần cơ.

"Khi tàu về, hai kỹ sư đón tàu sẽ kiểm tra chuyển động của tàu nhằm phát hiện xem có bộ phận nào có mùi khét, tiếng động lạ”, kỹ sư Việt chia sẻ.

Các thành viên khác trong tổ sẽ trao đổi với lái tàu để nắm bắt các thông tin cơ bản mà đoàn tàu vận hành trong ngày. Trên cơ sở đó, các kỹ sư tiến hành kiểm tra phần điện trên tàu.

{keywords}
Kỹ sư kiểm tra tại khoang lái của tàu Cát Linh - Hà Đông
{keywords}
 
{keywords}
Mọi thiết bị điện trên tàu đều được kiểm tra

Sẽ có 100 đầu mục được kiểm tra, từ các tính năng hoạt động trên khoang lái, kiểm tra lịch sử sự cố trên tàu, đến loa phát thanh, đèn chiếu sáng, cửa lên xuống…

“Do tàu Cát Linh - Hà Đông chạy bằng điện, nhiều bộ phận linh kiện điện tử nên nếu có vấn đề kỹ thuật phát sinh sẽ dễ bộc lộ sau khi vừa kết thúc hoạt động. Vì vậy, khi tàu về depot được kiểm tra, đánh giá ngay”, kỹ sư Việt cho biết.

Kết quả kiểm tra được các kỹ sư ghi vào nhật ký. Bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào mà kỹ thuật viên phát hiện hoặc nghi ngờ không ổn định đều phải báo cáo để được sửa chữa.

{keywords}
Có 100 đầu mục được kiểm tra
{keywords}
 

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra phần điện, tàu ở trạng thái tĩnh và ngắt điện hoàn toàn, các kỹ thuật viên sẽ chui dọc theo gầm tàu để kiểm tra từng chi tiết kết cấu kỹ thuật.

Kỹ sư Lê Chí Tuệ, Trưởng ca kiểm tra, sửa chữa phần cơ cho biết, các đầu đấm móc nối, giá treo, bánh guốc, hãm tàu… là các bộ phận được các kỹ sư kiểm tra đầu tiên.

“Đối với phần gầm tàu sẽ có 3 kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra. Chúng tôi phân công từng khu vực ứng với từng kỹ thuật viên để kiểm tra kỹ lưỡng nhất”, kỹ sư Tuệ chia sẻ.

{keywords}
Tàu ở trạng thái tĩnh và ngắt điện hoàn toàn, các kỹ thuật viên sẽ chui dọc theo gầm tàu để kiểm tra từng chi tiết kết cấu kỹ thuật
{keywords}
 
{keywords}
Cả quá trình kiểm tra kéo dài 45 phút
{keywords}
 
{keywords}
Mỗi tổ kiểm tra gồm 3 người

Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có 4 toa, dài gần 20m. Thời gian kiểm tra mỗi đoàn tàu hết khoảng 45 phút.

Chuyến tàu đầu tiên của ngày mới đón khách tại ga lúc 5h30 nên tàu phải xuất phát từ depot lúc 5h. Trước khi rời depot, tàu được kiểm tra để bàn giao cho lái tàu. Vì vậy, đội ngũ kỹ thuật viên phải làm việc thâu đêm đến sáng sớm.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội thông tin, tính từ ngày 6/11 đến nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã vận hành được gần 3 tháng an toàn. Tuyến đường sắt đô thị đã vận chuyển được hơn 1,2 triệu hành khách, trung bình mỗi ngày vận chuyển hơn 14 nghìn hành khách.

Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước hoàn thành sau 10 năm xây dựng với chiều dài 13,05km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu điện, sức chở 960 người/đoàn tàu.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ được vận hành xuyên Tết.

Theo kế hoạch, vào ngày cuối cùng của năm (29 Tết), tàu sẽ chạy đến 17h. Ngày mùng 1 Tết, tàu bắt đầu chạy từ 9h đến 18h.

Sáng mùng 2, tàu chạy từ 8h30 để phục vụ người dân đi trải nghiệm. Các ngày tiếp theo sẽ mở cửa đón khách từ 6h30, hoạt động đến 21h. Thời gian giãn cách giữa mỗi chuyến tàu là 10 phút.

Đình Hiếu

Khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ dùng căn cước gắn chip để khai báo y tế

Khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ dùng căn cước gắn chip để khai báo y tế

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) phối hợp cùng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thử nghiệm hệ thống camera quét mã QR tại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.