- Tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức đối thoại với những thí sinh dự thi công chức “đậu thành trượt”, tuy nhiên thí sinh không bằng lòng và cho biết sẽ tiếp tục…khiếu nại.

Ngày 22/5, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức đối thoại với những thí sinh khiếu nại về về kỳ thi công chức tỉnh năm 2017 có kết quả từ “đậu thành trượt”.

Buổi đối thoại do ông Nguyễn Hải Ninh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì.

Tất cả những người có đơn khiếu nại kỳ thi công chức năm 2017 đều được mời lên dự buổi đối thoại.

{keywords}
Tổ công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức đối thoại với thí sinh khiếu nại vào ngày 22/5

Anh N.T.H. (trú huyện Đắk Song, Đắk Nông) cho biết, buổi đối thoại UBND tỉnh không mời tất cả mọi người vào cùng một lúc mà gọi từng người một vào để làm việc riêng.

Kết thúc buổi đối thoại, anh H. ký vào biên bản và không đồng tình với cách giải quyết của tỉnh về việc này.

Anh H. cho biết, dự thi vào vị trí việc làm thuộc Phòng Kinh tế, hạ tầng (UBND huyện Krông Bông, Đắk Lắk) và đạt 336,5 điểm.

Khi công bố điểm, anh nằm trong danh sách những thí sinh có điểm thi cao nhất và có cơ hội đậu rất cao.

Tuy nhiên, sau phúc khảo, thí sinh khác lại vượt điểm khiến anh từ đậu thành trượt.

{keywords}
Quyết định phê duyệt kết quả phúc khảo kỳ thi công chức tỉnh Đắk Lắk 2017 

“Trong buổi đối thoại chúng tôi đều thắc mắc với lãnh đạo tỉnh rằng, việc phúc khảo điểm của thí sinh tăng lên bất thường không chỉ ở môn thi trắc nghiệm mà cả môn tự luận. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh cùng đại diện các sở, ngành đều khẳng định việc chấm thi lần 1 và phúc khảo đều được giám sát chặt chẽ” - anh H. chia sẻ.

Chị Đ.T.H.H (trú huyện Ea Súp, Đắk lắk) cũng cho biết, kết quả điểm kỳ thi của chị rất cao. Sau khi phúc khảo, nhiều thí sinh xếp bên dưới điểm số cao bất thường khiến chị H. ngỡ ngàng.

“Tôi rất mong một cơ quan độc lập, có thẩm quyền cao hơn xem xét lại toàn bộ vụ việc. Bởi UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thi, tổ chức phúc khảo, rồi thành lập tổ giám sát lại quá trình thi thì chưa thực sự khách quan. Sau buổi đối thoại này, tôi không hài lòng và sẽ tiếp tục khiếu nại” - chị H. cho hay.

{keywords}
Sau kỳ thi, nhiều thí sinh có đơn khiếu nại vì nghi ngờ có tiêu cực

Trả lời những thắc mắc của thí sinh, ông Nguyễn Hải Ninh cho rằng, hội đồng thi đã thành lập ban phúc khảo và có quy chế để chấm phúc khảo theo đề nghị của thí sinh.

Theo ông Ninh, điểm chấm lần 1 không phải là điểm để xác định điểm trúng tuyển. Việc chấm phúc khảo là để xem xét lại kết quả chấm theo đề nghị của thí sinh. Việc chấm phúc khảo có thí sinh tăng điểm, có thí sinh giảm điểm.

Cũng theo ông Ninh, trong quá trình tổ chức thi đều có sự giám sát của công an và ban giám sát. Việc chấm phúc khảo là công bằng và minh bạch.

Ông Ninh cũng cho biết, tỉnh đang tiến hành các bước để giải quyết các khiếu nại của các thí sinh. Dự kiến, vào tuần sau UBND tỉnh sẽ có quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo cho các thí sinh và có thông cáo báo chí về vụ việc.

{keywords}
Nhiều thí sinh không đồng ý về giải trình kết quả thi và khẳng định sẽ tiếp tục khiếu nại

Trước đó, VietNamNet đã phản ánh, sau kỳ thi công chức tỉnh Đắk Lắk năm 2017, nhiều thí sinh đã có đơn khiếu nại về kỳ thi do nghi ngờ có tiêu cực.

Theo đó, chênh lệch giữa điểm thi lần đầu với điểm phúc khảo của nhiều thí sinh tăng cao bất thường.

Theo quy chế, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành (thi trắc nghiệm), là không thể phúc khảo, vậy nhưng nhiều thí sinh vẫn được phúc khảo và có điểm số tăng đột biến không thể tin được.

Trong đó, có thí sinh điểm thi lần đầu đạt 30 điểm (điểm liệt) nhưng điểm phúc khảo tăng lên 97,5 điểm (tăng 67,5 điểm).

'Sự hài lòng của người dân là cơ sở tăng thu nhập công chức'

'Sự hài lòng của người dân là cơ sở tăng thu nhập công chức'

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng, việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức cần kênh thông tin giám sát sự hài lòng của người dân.

Gia Lai: Công chức bỏ nhiệm sở để…trốn nợ?

Gia Lai: Công chức bỏ nhiệm sở để…trốn nợ?

Nhiều công chức tại một số sở, ngành của tỉnh Gia Lai bỏ nhiệm sở không đến làm việc cả tháng trời và mất liên lạc nghi do trốn nợ.

TP.HCM sẽ chi hơn 2.340 tỷ tăng thu nhập cho cán bộ, công chức

TP.HCM sẽ chi hơn 2.340 tỷ tăng thu nhập cho cán bộ, công chức

Dự kiến kinh phí để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức TP.HCM trong năm 2018 là hơn 2.340 tỷ đồng.

Công chức Hà Nội muốn hưởng lương đặc thù như TP.HCM

Công chức Hà Nội muốn hưởng lương đặc thù như TP.HCM

Công chức Thủ đô phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, nhiều áp lực, trong khi giá cả ở Hà Nội lại rất đắt đỏ.

Lương công chức, sĩ quan sẽ thay đổi thế nào?

Lương công chức, sĩ quan sẽ thay đổi thế nào?

Lãnh đạo và công chức, viên chức sẽ có 2 bảng lương khác nhau; lực lượng vũ trang có 3 bảng lương; lái xe, tạp vụ không hưởng lương công, viên chức.

Trùng Dương