Xem Clip:

Đến chiều nay, Phòng NN&PTNT huyện Cư Jút (Đắk Nông) vẫn đang phối hợp với với phòng ban chuyên môn của huyện tiến hành đi kiểm tra, thống kê thiệt hại của người dân do thủy điện Buôn Kuốp xả lũ.

{keywords}
 
{keywords}
Nhà cửa, trang trại của người dân ở khối 7, thị trấn Ea T'ling (Cư Jút, Đắk Nông) ngập sâu trong nước

Theo ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Cư Jút, hơn 7g sáng nay, ông nhận được tin báo của người dân nuôi cá tại khu vực khối 7 (thị trấn Ea T’ling) và xã Tâm Thắng về việc thủy điện Buôn Kuốp xả lũ, cuốn trôi hết tài sản.

Ngay khi nhận tin báo, Phòng NN&PTNT đã chỉ đạo cán bộ phối hợp với UBND thị trấn Ea T’ling đi kiểm tra thực tế.

Có mặt tại khu vực nuôi cá lồng bè ở khối 7, thị trấn Ea T’ling, ông Sơn cho rằng, mực nước sông Sêrêpốk qua địa bàn dâng bất thường.

{keywords}
 
{keywords}
Lồng bè nuôi cá của người dân bị dòng nước xé toạc, thiệt hại nặng nề

Ghi nhận của VietNamNet, mực nước sông Sêrêpốk qua địa bàn xã Tâm Thắng và thị trấn Ea T’ling dâng rất cao, nước chảy cuồn cuộn, đỏ ngầu.

Ngồi thẫn thờ bên bờ sông, ông Bùi Văn Bình (SN 1962, ngụ thôn 4, xã Tâm Thắng) cho biết, đầu năm 2020, gia đình đầu tư nuôi 10 lồng cá với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng.

Dự kiến, khoảng hơn 1 tháng nữa là đến thời điểm thu hoạch, nhưng nay thì mất trắng do bị nước từ thủy điện cuốn trôi.

{keywords}
 
{keywords}
Ông Chung cho biết, năm 2017, thủy điện cũng xả lũ khiến hàng chục lồng bè bị cuốn trôi, thiệt hại nặng nề

Theo ông Bình, thiệt hại của gia đình ước tính khoảng 1 tỷ đồng.“Khoảng 4h30 sáng nay, nước trên sông Sêrêpốk bắt đầu chảy xiết và dâng cao rất nhanh. Nước chảy mạnh, nhấn chìm dãy 5 lồng bè nuôi cá lăng trong nháy mắt. 5 lồng cá còn lại được neo gần bờ cũng bị nước xe rách lưới, cá chết và tuôn hết ra ngoài, trôi theo dòng nước dữ”, ông Bình buồn bã cho biết.

Cách đó không xa, hộ anh Lê Tiến Dũng (khối 7, thị trấn Ea T’ling) đang huy động người ngụp lặn trong dòng nước đục ngầu để mò vớt cá tài sản bị nước cuốn trôi.

Ông Nguyễn Văn Hát (người trông coi trang trại) cho biết, tối hôm qua, khi đang ở nhà rẫy thì phát hiện nước sông dâng ngập vào bên trong.

Thấy nước dâng lên rất nhanh, ông vội bơi qua sông thoát thân. Toàn bộ tài sản gồm 1 bè nuôi cá, xe máy, hàng chục gia súc, gia cầm, các vật dụng bị nước cuốn trôi. Hàng trăm cây trồng ngập chìm trong nước.

Sát cạnh hộ anh Dũng, hộ anh Lò Quốc Hưng cũng bị dòng nước dữ cuốn trôi 6 bè cá, thiệt hại tiền tỷ.

{keywords}
Hiện cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại của các hộ dân

Trong số các hộ nuôi cá lồng, thiệt hại nặng nhất là hộ ông Tống Văn Chung (trú khối 3, thị trấn Ea T’ling). Chỉ tính riêng tiền cá, số tiền khoảng 5 tỷ đồng.

20 lồng cá là toàn bộ tài sản của gia đình. Mất số lồng cá này, không chỉ gia đình ông trắng tay mà còn phải mang nợ cả chục tỷ đồng.

Theo ông Chung, trong vòng 20 năm qua, đây là lần thứ hai đoạn sông này nước dâng cao như vậy. So với mực nước trung bình, mực nước tại nơi đang nuôi cá cao hơn khoảng 5-6m.

Ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Jút cho biết, thống kê sơ bộ có khoảng 26 lồng cá lăng nha đuôi đỏ bị mất hoàn toàn. Trong đó, có 20 lồng bị mất cả cá lẫn lồng, 6 lồng bị mất hết cá.

Ngoài ra, người dân còn khai báo, do thủy điện Buôn Kuốp xả lũ quá lớn nên cả gia cầm và nhà cửa của họ cũng bị ngập.

Cũng theo ông Sơn, từ ngày 27/11, thủy điện Buôn Kuốp đóng ở thượng nguồn sông Sêrêpốk có thông báo, cảnh báo xả lũ.

Theo đó, ngày 30/11, thủy điện này bắt đầu xả lũ với lưu lượng 400m3/s. Đến ngày hôm sau thì tăng dần lên 800-900m3/s.

Đến sáng nay, thủy điện Buôn Kuốp thông báo qua điện thoại, lưu lượng xả lũ là 1.100m3/s.

"Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê, chưa có kết quả chính thức. Phía thủy điện Buôn Kuôp vẫn chưa thấy có ai đến làm việc với dân", ông Hồ Sơn thông tin.

Sau 3 ngày mưa lũ, nhiều cây gỗ lớn dạt bờ biển Nha Trang

Sau 3 ngày mưa lũ, nhiều cây gỗ lớn dạt bờ biển Nha Trang

Sau 3 ngày mưa lũ hoành hành, bãi biển Nha Trang ngập rác, thậm chí có một số gốc cây lớn trôi vào....

Trùng Dương