Có thể nói, Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc đầu tư, xây dựng những công trình giao thông lớn trong những năm qua. 

{keywords}
Sau gần 5 năm xây dựng, cầu Nhật Tân đã chính thức đi vào hoạt động ngày 4-1-2015
{keywords}
Cầu Nhật Tân có chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp)

 

{keywords}
Dự án đường Võ Nguyên Giáp dài 12,1km có tổng mức đầu tư 6.742 tỉ đồng với chức năng kết nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân vào nội thành Hà Nội không chỉ giảm thời gian đi từ Nội Bài về trung tâm Hà Nội, mà khi được kết nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài làm giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài.
{keywords}
Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng với tổng chiều dài 8.930m

 

{keywords}
Cầu Nhật Tân là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm cả đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m. Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi - tượng trưng cho 5 cửa ô.

 

{keywords}

Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).

Với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

{keywords}
Cầu Đông Trù được thông xe năm  2014 dài 1,1 km bắc qua sông Đuống thuộc quận Long Biên và huyện Đông Anh, tổng mức đầu tư 882 tỷ đồng.
{keywords}
Cầu có mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m

 

{keywords}
Cầu được áp dụng công nghệ cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
{keywords}
Cầu Đông Trù giúp kết nối hạ tầng giao thông phía bắc Hà Nội tạo nên trục vành đai 2. Phương tiện đi từ Hải Phòng sẽ dễ dàng đến thẳng sân bay Nội Bài. 

 

{keywords}

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng do thành phố Hà Nội đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng được khánh thành năm 2010.

Chiều dài tuyến chính cầu dài 5.800 m, phần vượt sông dài 3.700 m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19 m, đang mở rộng trong giai đoạn hai là 38 m,

{keywords}
Cầu Vĩnh Tuy hoạt động góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.

 

{keywords}
Đường vành đại 3 trên cao chạy qua bán đảo Linh Đàm 



{keywords}
Đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được khởi công vào tháng 5/2018. Sau gần hai năm thi công, tuyến đường này đã hoàn thiện, kết nối một mạch với cầu Thăng Long
{keywords}
Dự án vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được chia làm 2 gói thầu, bao gồm gói thầu số 1 xây dựng đoạn Mai Dịch - Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) và Cienco 4 (Việt Nam) làm nhà thầu chính

 

{keywords}
Gói thầu số 2 xây dựng đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng do liên danh Tokyu-Taisei (Nhật Bản) làm nhà thầu chính.
{keywords}
Tuyến đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) có tổng mức đầu tư 3.113 tỷ đồng, quy mô chiều dài 5,5 km

 

{keywords}
Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Hơn 800 hộ dân phải di dời, nhường đường cho dự án. Đây là tuyến đường cửa ngõ phía Tây thủ đô kết nối bến xe Mỹ Đình với các tỉnh phía Tây Bắc nên thường xuyên ùn tắc.

 

{keywords}
Đường Phạm Văn Đồng, chính thức được hoàn thiện mở rộng đoạn phía dưới mỗi bên 6 làn xe chạy, thay vì mỗi bên hai làn xe như trước.
{keywords}
Để xây dựng, mở rộng tuyến đường này, Hà Nội phải đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh nằm hai bên từ chân cầu vượt Mai Dịch đến cầu Thăng Long. Phần lớn là cây xà cừ, đường kính 30-60 cm.
{keywords}
 Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng  được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc quốc tế loại A với chiều dài 105,5km, với 6 làn đường xe chạy và 2 làn đường dừng khẩn cấp. Trên tuyến có 7 nút giao liên thông khác mức tại các điểm giao cắt với các quốc lộ; có 17 cầu lớn, 24 cầu trung, 22 cầu vượt và cầu nút giao
{keywords}
Điểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai III  Hà Nội, cách mố Bắc Cầu Thanh Trì 1025m  về  phía Bắc Ninh; điểm cuối là đập Đình Vũ thuộc Quận Hải An, TP Hải Phòng.

 

{keywords}
Chiều rộng mặt cắt ngang bình quân là 100m. Trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ có hệ thống kiểm soát giao thông thông minh và hệ thống thu phí tự động, khép kín; các công trình an toàn giao thông được thiết kế, lắp đặt hoàn chỉnh, hiện đại và các khu dịch vụ tại các nút giao và những vị trí phù hợp.
{keywords}
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là Dự án giao thông trọng điểm quốc gia, được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT

 

{keywords}
Tổng mức đầu tư của dự án là 45.487 tỷ đồng.
{keywords}
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô với tổng chiều dài là 245km đi qua TP. Hà Nội và các tỉnh; Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai
{keywords}
Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đưa vào khai thác là bước đột phá lớn của ngành giao thông, giúp giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai xuống còn 3,5 tiếng so với 7 tiếng như trước đây cùng đó  mở ra cơ hội phát triển kinh tế -xã hội cho các địa phương ở khu vực Tây Bắc

Nguyên Trí - Vũ Điệp - Đoàn Bổng

Hà Nội bổ nhiệm, phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt

Hà Nội bổ nhiệm, phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt

TP Hà Nội vừa có quyết định phê chuẩn, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt tại các huyện Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Sở LĐ-TB&XH…