- Hội Đình Chèm diễn ra trong ba ngày 14, 15, 16 tháng 5 (âm lịch) để tri ân công đức của Ông Trọng. 

XEM CLIP:

Lễ hội có nhiều nghi lễ đặc trưng như lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phóng sinh (thả chim câu) để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.

{keywords}
Đoàn rước kiệu tái diễn Đức Thánh Chèm ra trận

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm (phường Thụy Phương, Bắc Từ liêm, HN) được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

{keywords}
Một người dân cầu khấn khi đoàn rước kiệu đi qua

Ông Nguyễn Văn Khải, tế chủ hội Đình Chèm cho biết: Lễ khai mạc được bắt đầu lúc 7h sáng 14/5 (âm lịch), với đông đủ các cụ ông, cụ bà trong trang phục lễ hội cổ truyền cùng nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự lễ hội. 

Nghi lễ rước nước (nghênh thủy) xuất phát từ đình, đi xuống bến ngự, các thành viên của đội rước diễn lại sự tích khi Đức Thánh Chèm ra trận. Đi đầu là đội múa rồng do các thanh niên đảm nhiệm, tiếp sau là đội đánh trống, đánh chiêng. 

{keywords}
Rất đông người dân tập trung trên xà lan để ra sông chứng kiến nghi lễ lấy nước

Đi sau là đội quân phù giá hầu hết là nam thanh niên khỏe mạnh, đóng khố màu đỏ (nay thay bằng váy), thắt lưng đỏ, khăn đỏ đội đầu, khăn đỏ bịt khẩu khiêng kiệu Ông và kiệu Bà. 

Xuống tới bến, đoàn rước lần lượt xuống thuyền, sau đó chèo ra đến đoạn cửa đình nơi gần giữa sông Hồng, thuyền chính quay 3 vòng để lấy nước. 

Người được chọn lấy nước là một ông già mặc lễ phục áo the, khăn xếp, dùng gáo múc nước sông cho vào 3 cái chĩnh cổ. Lễ rước nước sẽ diễn ra trong 3 ngày. Nước được lấy về để làm lễ Mộc Dục tắm bài vị cho Đức Thánh.

{keywords}

Người được chọn lấy nước là một ông già mặc lễ phục áo the, khăn xếp

Bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết, tháng 6/2016, hội Đình Chèm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một số hình ảnh tại lễ hội: 

{keywords}

 

{keywords}
Đoàn phụ giá mặc trang phục váy đỏ, đai đỏ (trước đây là đóng khố)
{keywords}
Đội múa rồng dẫn đầu đoàn

{keywords}
Đội quân phù giá khiêng nước sông lên đình Chèm để chuẩn bị làm lễ Mộc Dục tắm bài vị cho Đức Thánh
{keywords}
Nước sông được múc vào chóe cổ đưa vào đình chuẩn bị làm lễ
{keywords}
Cụ Từ đổ nước từ chóe vào chóe tại đình trong hậu cung để chuẩn bị mộc dục (Ảnh: Minh Lý)
{keywords}
Đội khiêng kiệu dùng vải đỏ che miệng
{keywords}
Trang phục được BTC lễ hội chuẩn bị kĩ lưỡng phù hợp với nghi thức lễ hội
{keywords}
Đoàn rước kiệu thấm mệt giữa thời tiết nắng nóng
{keywords}
Phụ nữ, cao niên trong làng trong trang phục truyền thống đi chơi hội
{keywords}
Người cao tuổi được BTC sắp xếp ngồi trong khoang thuyền có giường ghế để ngồi nghỉ

Bay qua rào tranh cướp lộc đền Gióng

Bay qua rào tranh cướp lộc đền Gióng

Hôm nay mùng 6 Tết, khai hội đền Gióng, khi kiệu hoa tre vừa rước đến đền Trình, hàng chục thanh niên lao vào cướp để lấy may.

Trai làng băng ruộng, đè lên nhau cướp phết Hiền Quan

Trai làng băng ruộng, đè lên nhau cướp phết Hiền Quan

Hàng trăm thanh niên ùn ùn phá rào lao vào cướp phết Hiền Quan tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. 

Những tư thế lạ mùa lễ hội

Những tư thế lạ mùa lễ hội

Để chen chân xem hội không dễ, những người chậm chân sẵn sàng mạo hiểm leo trèo đủ cách.

Đoàn Bổng