- 50 thanh niên chưa vợ của làng Chèm (Hà Nội) đầu đội khăn xếp, mặc váy, tay cầm quạt che mặt thay phiên nhau khiêng kiệu ra sông Hồng rước nước về đình làng.

XEM CLIP:

Không giống với các lễ hội khác thường được tổ chức vào mùa Xuân, hội Chèm (xã Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra giữa lúc trời nắng như đổ lửa vào giữa tháng 5 âm lịch. Năm nay, lễ hội độc đáo này được tổ chức từ 27 đến 29/6.

Đây là một trong những hội lâu đời nhất của người dân Hà thành. “Thứ nhất là hội Cổ Loa, thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm”.

Đình Chèm là nơi thờ Đức Ông Lý Ông Trọng cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất. Đức Thánh Lý Ông Trọng là người đã có công lớn với hai Triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc, khi được cử đi sứ sang nước Tần và giúp vua Tần dẹp yên sự quấy nhiễu của quân Hung Nô.

Bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Hội đình Chèm nhằm tưởng nhớ Ông Trọng - danh tướng - nhà ngoại giao đầu tiên ở Việt Nam đã có nhiều công lớn trong việc trị thủy, phát triển nông nghiệp. 

{keywords}
Hội đình Chèm là một trong những lễ hội cổ, với nhiều nghi lễ đặc trưng cho các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng
{keywords}
Hàng nghìn năm nay, đình Chèm là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân 3 làng gồm: Làng Chèm (Thụy Phương), Hoàng Xá, Liên Mạc. Theo truyền thuyết, 3 làng kết nghĩa anh em

 

{keywords}
Hội đình Chèm có nét đăc sắc của lễ rước nước (gọi là lễ nghênh thủy). Trong 3 ngày, nước tế thần được lấy từ giữa dòng chảy sông Hồng. Điểm đến của đoàn rước là bến Ngự, các thành viên trong đoàn lần lượt lên thuyền và diễn lại sự tích khi Đức Thánh Chèm ra trận
{keywords}
 

 

{keywords}
Đội phù giá rước nước có khoảng 50 người là nam giới từ 18 đến 35 tuổi. Trước khi hô “ù chóe, ù chóe, ù chóe”, phải bịt khăn, lấy quạt che miệng thể hiện kính cẩn thần linh
{keywords}
Trong suốt hành trình đi lấy nước từ sông Hồng về đình, diễn ra nghi thức Mật khấn của 50 thanh niên
{keywords}
Những chàng trai trong lễ mộc dục (tắm tượng thánh)
{keywords}
 
{keywords}
Lễ rước nước của hội Chèm có 2 thuyền. Thuyền nhỏ chở 3 chóe để lấy nước
{keywords}
Trên suốt chặng đường đi lấy nước, đội rước nước được chở riêng trên một tàu nhỏ khác
{keywords}
 Chiếc tàu trọng tải 350 tấn được trưng dụng vào việc chở đoàn rước đi lấy nước trên sông
{keywords}
 Thả vòng Càn Khôn để lấy nước giữa dòng sông
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Lễ hội có nhiều nghi lễ đặc trưng như lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phóng sinh (thả chim câu)...

 

{keywords}

 Đoàn rước nước trên hành trình ra sông để lấy nước

{keywords}
Chóe nước được mang vào hậu cung của đình để làm lễ
Nắng như đổ lửa trai tráng mình trần vật nhau, tranh cầu giữa làng

Nắng như đổ lửa, trai tráng mình trần vật nhau, tranh cầu giữa làng

16 thanh niên khỏe mạnh làng Vân (Bắc Giang) đóng khố, uống rượu, tranh nhau quả cầu 20kg trong lễ hội cầu bùn.

Màn 'kéo quân đánh trận', cướp chiếu cầu may nghẹt thở của dân làng Hà Nội

Màn 'kéo quân đánh trận', cướp chiếu cầu may nghẹt thở của dân làng Hà Nội

Mỗi khi màn đánh trận kết thúc, hàng chục người, thanh niên, già trẻ ào ào lao vào cướp chiếc chiếu hành lễ, tạo ra một không khí sôi động.

Màn quay kiệu vắt kiệt sức trinh nữ Hà thành

Màn quay kiệu vắt kiệt sức trinh nữ Hà thành

19 thiếu nữ thay phiên nhau khiêng chiếc kiệu nặng hàng trăm kg đi gần 2km ra sông Hồng rước nước trong nhiều giờ.

Chị em sướng đã đời xem trai tráng Hà Nội kéo đẩy thanh song

Chị em sướng đã đời xem trai tráng Hà Nội kéo đẩy thanh song

Các bà, các chị đứng hai bên hò hét, cổ vũ trai tráng trong làng kéo, đẩy thanh song về đội của mình.

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Chiều nay, mùng 6 Tết, hàng nghìn người dân và khách thập phương đổ về đình làng Thúy Lĩnh xem hội vật cầu duy nhất trong năm.

Nghẹt thở cảnh trai tráng cởi trần rước quan đám giả gái ở Đồng Kỵ

Nghẹt thở cảnh trai tráng cởi trần rước quan đám giả gái ở Đồng Kỵ

Sáng nay, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người.

Thành Nam