Thực tế vừa qua, tòa án nhân dân tối cao đã ra hướng dẫn không xử tử hình trong các trường hợp vận chuyển trái phép ma túy số lượng ít, tiền công vận chuyển không nhiều, người có hoàn cảnh đặc biệt nhưng không thẩm phán nào dám áp dụng.

'75 tuổi, tử hình làm gì nữa?' >>>Phạt khắc nghiệt khiến tội phạm sống gấp?

Một trong những vấn đề có nhiều ý kiến đóng góp xung quanh dự thảo bộ luật hình sự (sửa đổi) được nêu tại hội nghị do bộ Tư pháp tổ chức hôm nay tại Hà Nội đó là bỏ án tử hình ở một số tội.

Ông Nguyễn Văn Chiến, phó chủ tịch Liên đoàn luật sư VN đồng tình bỏ án tử hình đối với 7 loại tội như dự thảo bộ luật sửa đổi. Nhưng cũng lưu ý người dân sẽ nghĩ bỏ án tử hình là không còn tính răn đe.

“Để hội nhập quốc tế, ta có lộ trình bỏ dân án tử hình là đúng, nhưng người dân chỉ nhìn vào mặt tác động xã hội sẽ không đồng tình. Phải tuyên truyền, giải thích để dân hiểu các mức án khác cũng rất nghiêm khắc như chung thân không giảm án. Cần làm rõ để dân hiểu không phải cứ tử hình mới là răn đe”, ông Chiến nói.

Ông Nguyễn Văn Chiến kiến nghị bỏ tử hình với tội vận chuyển trái phép ma túy bởi có nhiều người có hoàn cảnh quá nghèo khó, bị lôi kéo làm việc này, không đáng chết mà vẫn bị tử hình vì luật đã quy định cứng, tòa đành tuyên tử hình. 

{keywords}

Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến để hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về sửa đổi bộ luật Hình sự.

Có thực tế vừa qua, tòa án nhân dân tối cao đã ra hướng dẫn không xử tử hình trong các trường hợp như số lượng ít, tiền công vận chuyển không nhiều, người có hoàn cảnh đặc biệt nhưng không thẩm phán nào dám áp dụng.

Tuy vậy, một đại diện đến từ Hà Tĩnh, địa bàn có nạn buôn bán ma túy phức tạp nhất là từ các nước Lào, Myanmar, có ý kiến không đồng tình. 

Ông cho rằng nếu bỏ tử hình tội vận chuyển ma túy sẽ bỏ lọt tội phạm, nhiều trường hợp có thể chuyển hóa từ tội buôn bán thành tội vận chuyển để thoát án tử.

Không xử được bỏ hết "túi càn khôn"

Phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư VN Nguyễn Văn Chiến cũng đồng tình bỏ tội “cố ý làm trái”.

“Lâu nay, những người làm công tác thực thi pháp luật và cả người dân đều nghĩ đây là một cái ‘túi càn khôi’, cái gì không xử lý được đều quy hết vào tội này để xử lý bằng được. Như vậy là không minh bạch. Nên bỏ đi để minh bạch hóa bộ luật hình sự, thay thế bằng các tội cụ thể về vi phạm quản lý kinh tế nhà nước” - ông Chiến phát biểu.

Phó Chánh án Tòa án NDTC Nguyễn Sơn ủng hộ truy cứu trách nhiệm pháp nhân nhưng lưu ý phạm tội ở lĩnh vực nào thì xử ở lĩnh vực đó, không lạm dụng hình phạt tịch thu giấy phép hoạt động vì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người lao động.

Với việc không tử hình người 75 tuổi trở lên, ông Sơn chỉ đồng tình với điều kiện những người này chỉ giữ vai trò thứ yếu trong hành vị phạm tội.

“Nếu họ chủ mưu, cầm đầu mà không bị phạt tử hình thì tới đây, ở nhiều tổ chức sẽ có những người trên 75 tuổi nổi lên. Với tuổi thọ ngày càng cao, những người ở tuổi này vẫn còn sức khỏe, lại có nhiều kinh nghiệm sống, quan hệ xã hội...”, ông Nguyễn Sơn nói.

Tính đến hết ngày 20/9 cả nước đã nhận được khoảng hơn 3 triệu lượt ý kiến nhân dân góp ý dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết cơ quan soạn thảo vẫn tiếp tục nhận ý kiến góp ý dù thời gian đã hết.

Chung Hoàng