- Giám đốc Công an TP cho biết, khi kiểm tra việc kinh doanh trên vỉa hè, có trường hợp nhà của cán bộ công an cho thuê nhưng không trực tiếp tham gia. Công an TP đã yêu cầu rút kinh nghiệm.

Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội sáng nay, ĐB Hoàng Huy Được (huyện Ba Vì) chia sẻ câu chuyện nhiều lần bản thân đi trên vỉa hè giờ tan tầm cảm thấy sợ vì các phương tiện leo lên hè để đi.

“Lòng đường như con sông, xe cộ như tàu bè, vỉa hè là bờ và tàu bè tràn lên bờ. Còn 1 lối đi mà như nước vỡ bờ, tràn như vỡ đê vừa rồi. Vậy giải pháp nào để giải quyết câu chuyện này?”, ông Được đặt câu hỏi.

{keywords}
ĐB Hoàng Huy Được. Ảnh: Phạm Hải

Ông Được đề nghị TP xem xét việc lắp đặt barie trên vỉa hè để ngăn xe máy, tạo điều kiện cho người đi bộ.

Nêu ví dụ cụ thể tại quận Đống Đa và Thanh Xuân, ông Được đề nghị lãnh đạo 2 quận này cho biết giải pháp xử lý tình trạng này.

ĐB Nguyễn Minh Đức (Thanh Xuân) đặt vấn đề trách nhiệm của các đơn vị liên quan khi để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè sau chiến dịch ra quân rầm rộ hồi đầu năm.

ĐB Bùi Huyền Mai (quận Đống Đa) cũng phản ánh tình trạng vi phạm về trật tự đô thị còn phổ biến. Bà đề nghị đại diện Ban chỉ đạo 197 của TP cho biết có bao nhiêu cán bộ các cấp bị xử lý khi để xảy ra tình trạng vi phạm và biện pháp giải quyết.

{keywords}
ĐB Bùi Huyền Mai. Ảnh: Phạm Hải

Yêu cầu rút kinh nghiệm

Trả lời câu hỏi của ĐB Mai, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, công tác đảm bảo trật tự giao thông, trật tự đô thị, lòng đường hè phố là nhiệm vụ cấp bách mang tính chiến lược, lâu dài của TP. Tuy nhiên, vấn đề này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân.

Ông cho biết, đến nay Ban chỉ đạo 197 chưa nhận được báo cáo xử lý đối với bất cứ cán bộ nào liên quan đến quản lý trật tự hè phố. Với trách nhiệm là cơ quan thường trực quản lý trật tự đô thị, Ban chỉ đạo 197 nếu phát hiện vi phạm sẽ kiến nghị lãnh đạo các quận, huyện xử lý ngay.

{keywords}
Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương. Ảnh: Phạm Hải

Về phía Công an TP Hà Nội, ông Khương thông tin, có 1 trường hợp ở quận Hoàng Mai bị dư luận phản ánh kinh doanh có vi phạm trên lề đường, hè phố.

“Khi chúng tôi kiểm tra, đây là nhà của cán bộ công an cho thuê, chứ không trực tiếp tham gia. Tuy nhiên, chúng tôi cũng yêu cầu rút kinh nghiệm, chấm dứt hợp đồng nếu có vi phạm, không để ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an”, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương nói.

Trả lời câu hỏi của ĐB Được, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu cho biết, đúng là ở quận có 3 tuyến đường thường xuyên ùn tắc là đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương và Khuất Duy Tiến. Nguyên nhân do lưu lượng phương tiện quá đông.

Quận đang triển khai đồng bộ 5 giải pháp. Trong đó có việc tuyên truyền cho nhân dân và học sinh các trường học về ý thức tham gia gia thông. 

“Chúng tôi mong muốn các quận trong khu vực tuyên truyền tại các trường đại học, trường học cho học sinh, sinh viên nghỉ, ra về muộn hơn một chút thời gian so với giờ tan tầm của công sở.

Với riêng quận Thanh Xuân hiện có 4,4 vạn học sinh, nếu tất cả cùng tan tầm một giờ, tương đương có 4,4 vạn phương tiện giao thông đổ ra đường một thời điểm, chắc chắn sẽ rất ùn tắc. Các trường học trên địa bàn quận đã cho học sinh nghỉ học muộn hơn 5-7 phút so với giờ tan tầm của công sở”, ông Lưu nói.

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra.

Hà Nội tăng phí vỉa hè gấp 3, ai hưởng?

Hà Nội tăng phí vỉa hè gấp 3, ai hưởng?

ĐB Hoàng Huy Được băn khoăn không rõ việc tăng mức phí thuê vỉa hè, giá trông giữ phương tiện sẽ gây hệ lụy gì, ai là người thụ hưởng.

Hà Nội 'vá lại' đá vỉa hè bền vững 70 năm

Hà Nội 'vá lại' đá vỉa hè bền vững 70 năm

Đá tự nhiên trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Trãi sau 4 tháng sử dụng đã được công nhân thay mới những đoạn bị vỡ, hư hỏng.

Vỉa hè Hà Nội bị tái chiếm như chưa bao giờ được dẹp

Vỉa hè Hà Nội bị tái chiếm như chưa bao giờ được dẹp

Sau nửa năm ra quân dẹp vỉa hè, nhiều tuyến phố Hà Nội lại bị tái chiếm lòng đường, vỉa hè để đỗ xe, bày bán các mặt hàng.

Xế hộp, chợ cóc rộn ràng tái chiếm vỉa hè Hà Nội

Xế hộp, chợ cóc rộn ràng tái chiếm vỉa hè Hà Nội

Sau hơn 1 tháng Hà Nội ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tình trạng tái lấn chiếm lại xuất hiện ở nhiều tuyến đường.

Xe máy lao lên, vỉa hè Hà Nội nát như tương

Xe máy lao lên, vỉa hè Hà Nội nát như tương

Hình ảnh xe máy leo lên vỉa hè, giành từng mét với người đi bộ "băm" nát nền gạch hàng ngày đang diễn ra ở nhiều tuyến phố Hà Nội.

Hương Quỳnh