Trả lời tại buổi họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã quy định rõ phạm vi và chế độ pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của từng nước trong Vịnh Bắc Bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của LHQ năm 1982".

{keywords}
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Người phát ngôn nói thêm, hai nước có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc quy định của hiệp định trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

Trước đó, ngày 10/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin Trung Quốc chuyển giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB, giàn khoan dầu khí lớn thứ 2 của nước này, ra lưu vực Quỳnh Hải (Việt Nam gọi là bể trầm tích Sông Hồng) ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Giàn khoan nổi nặng 16.247 tấn sẽ hoạt động từ tháng 6, khai thác mỏ khí tự nhiên Đông Phương 13-2.

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc tập trận, bắn đạn ở Hoàng Sa

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc tập trận, bắn đạn ở Hoàng Sa

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa từ 22 đến 24/3 và kế hoạch xây các đảo thành thành phố, căn cứ hậu cần chiến lược.

T.Nam