Trên đường hành quân ra Bắc đại phá quân Thanh, khi dừng quân tại Tam Điệp, Quang Trung nói với các tướng sỹ: "Nay ta ra đây, thân đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi, chỉ trong 10 ngày nữa, thế nào cũng quét sạch quân Thanh. Nhưng nước Thanh lớn hơn ta đến 10 lần. Bị thua tất Thanh lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thật không phải là phúc của dân, lòng ta sao đành nỡ"...

Để tránh binh lửa can qua, xây dựng mối bang giao hoà hảo giữa hai nước, thực hiện ý đồ "dùng ngòi bút thay cho giáp binh", sau khi giành thắng lợi mùa xuân Kỷ Dậu (1789) nhà Vua chỉ dụ tìm người tài lo việc ngoại giao.

Có người tiến cử Võ Huy Tấn, một nho sinh của làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Là một người thông minh, nhanh nhẹn, mới 20 tuổi, ông đã đỗ giải nguyên khóa thi Mậu Tý của đời Lê Cảnh Hưng, tiếng tăm của nho sinh họ Võ lững lẫy cả vùng.

{keywords}
Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, Mộ Trạch được xem như ngôi làng “số 1” về con đường học vấn. Thượng thư Võ Huy Tấn xuất thân từ làng Mộ Trạch 

Vì muốn giữ lòng trung với nhà Lê nên khi có lệnh vời của Quang Trung, ông tìm cách lánh đi nơi khác. Vốn trọng người tài nên Quang Trung lại sai người đến mời ông lần nữa.

Biết nhà Vua trọng con mình, cha của Võ Huy Tấn khuyên con nên phò vua và cũng là để giúp nước. Nghe lời cha, Võ Huy Tấn vào kinh bệ kiến, được bổ chức Hàn lâm đãi chiếu, phong tước Bá. Vừa nhận chức, thì nhà Thanh có thư sang, Võ Huy Tấn được cử đi sứ.

Ở nơi đất khách, Võ Huy Tấn sử dụng khả năng văn chương và tài ứng phó của mình làm nhiều thơ văn thù ứng sắc sảo, đề vịnh tuyệt bút, được vua quan nhà Thanh hết sức khen ngợi, giới sỹ phu sở tại thán phục.

Có một lần trong công quán (nhà khách dành cho các sứ thần) ở Bắc Kinh, thấy trong cuốn sổ kê khai đồ cống của nước ta, nhà Thanh gọi mình là di quan (quan xứ mọi), ông rất bất bình, lấy bút viết luôn bài thơ vào đó:

"Di" tự tòng "cung" hựu đối "qua"

Ngô bang văn hiến tự Trung Hoa

Thần kinh khâm tứ An Nam quốc

Thử tự thư lai bất diệc ngoa!"

Nghĩa là:

Chữ "di" là hợp "cung" với "qua"

Nước ta văn hiến tựa Trung Hoa

Vua Tàu đã gọi An Nam quốc

Dùng chữ "di" này hoá chẳng ngoa!

Trong bài thơ trên, Võ Huy Trứ đã dùng lối "sách tự" giải nghĩa chữ "di" là hợp với hai chữ "cung" và "qua" - là loại  vũ khí của ngày xưa. Bài thơ của ông còn mang ý:" Các ông coi tôi là "di" (mọi) cũng phải thôi. Nhưng chúng tôi đã dùng cung và qua buộc các ông phải từ bỏ ý đồ xâm chiếm".

Trong tình thế cần phải giữ gìn mối quan hệ giao hảo với nhà nước phong kiến phương Bắc, thái độ phản kháng của Võ Huy Tấn thật là khôn khéo, dù không nói trực diện, nhưng cũng không để ngoại bang xem thường.

Quan triều Thanh thừa hiểu thâm ý của sứ thần nước Nam, nhưng không làm gì được vì lời lẽ của ông thật mềm mỏng, khiêm tốn. Ghi nhận công lao của ông, khi về nước Võ Huy Tấn được vua Quang Trung phong giữ chức Công bộ thượng thư.

Thời gian sau, ông lại được nhà Vua cử đi sứ lần nữa. Đó là một chuyến đi hết sức quan trọng, vì vua Thanh đã yêu cầu đích thân Quang Trung sang yết kiến. Một là để tỏ ra uy phong với nước Nam và các nước lân bang đồng thời dự lễ đại khánh mừng vua Càn Long thọ bát tuần.

Thực là công việc khó, làm sao giữ được mối bang giao hoà hảo giữa hai nước mà giữ được tự chủ.

Vua Quang Trung liền cử một phái đoàn hùng hậu, gồm những nhân vật tài ba như: Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy  Ích, Võ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc... và Phạm Công Trị, một vị triều thần có dáng vóc giống Quang Trung, được nhà Quang Trung chọn đóng "Vua", thay mình sang yết kiến nhà Thanh.

Cả đoàn dưới sự chỉ huy của Võ Huy Tấn, phò "giả vương" lên đường triều cống.

Vua nhà Thanh đón phái đoàn ta hết sức trọng thể, sau đó mời cả đoàn đi thăm Đằng Vương Các, một toà lâu đài có kiến trúc đặc sắc, được xây dựng từ thời Nhà Đường, là một nơi du ngoạn nổi tiếng của tỉnh Giang Tây. Tại đây, vị quan sở tại yêu cầu phái đoàn ta vịnh thơ.

Võ Huy Tấn cầm bút viết ngay, cuối bài thơ có chú mấy lời: "Than ôi, bến nam non tây, thuyền chài trận nhạn, những cảnh đẹp đứng trên gác cao trông thấy, bài thơ "Đằng Vương Các" của Tử An mô tả hết, sau này ai có làm bài khác cũng không thể nào hay hơn được. Tôi đi hộ giá, được đến du ngoạn cảnh này là nơi xưa nay thuyền sứ giả chưa bao giờ được ghé tới. Há phải chăng vì có tiền duyên với phong cảnh và văn chương đó sao! Nhân vị Đốc hiến có ngỏ ý xin với quốc vương (ý nói Vua Quang Trung trong đoàn), tôi thừa lệnh cầm bút mạo muội viết xong ngay dâng lên".

Đọc mấy vần thơ ca ngợi cảnh Đằng Vương Các với lời lẽ hết sức khiêm tốn nên vị quan sở tại vô cùng thích thú, liền sai người khắc lên bia đá, làm vật kỷ niệm phái bộ nước ta.

Xong nhiệm vụ, cả đoàn về nước, giả vương Phạm Công Trị được vua Nhà Thanh bạn tặng áo mũ, cân đai và một vạn lạng bạc. Vua Thanh còn sai danh họa vẽ lại chân dung giả vương và đích thân đề thơ tặng. Trưởng đoàn Võ Huy Tấn cũng được tặng bút long chương, mũ tam phẩm.

Ngoại giao thắng lợi, hai nước xây dựng được mối bang giao hoà hiếu. Ghi nhận công lớn của Võ Huy Tấn, Vua Quang Trung liệt ông vào hàng công thần cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích chuyên lo việc bang giao.

Năm Ất Mão (1795), Võ Huy Tấn được đặc cách lên Thượng trụ quốc thị trung, đãi chiếu thượng thư. Ông qua đời năm 1818, khi mới tuổi 52 vì một căn bệnh hiểm nghèo.

Tái hiện chiến thắng Quang Trung đại phá quân Thanh

Tái hiện chiến thắng Quang Trung đại phá quân Thanh

 Hàng vạn người dân Thủ đô và các tỉnh thành đã về dự lễ hội kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, sáng mùng 5 Tết, tại công viên Văn hóa Đống Đa, Hà Nội.

Thanh Lê