- Từ khi biết con trai mình nuôi nấng bấy lâu là con người khác, chị Hương đã dạy con đánh vần, tập đọc tên bố mẹ đẻ mỗi tối.

Chị Vũ Thị Hương (SN 1983, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội), người bị trao nhầm con cách đây 6 năm tại BV đa khoa huyện Ba Vì cho biết, bây giờ, chị đã bình tâm hơn và đang hợp tác cùng các bên liên quan để giúp các con trở về với bố mẹ ruột. 

{keywords}
Chị Hương và cháu M. 

Chị chia sẻ, từ khi biết cháu Đoàn Nhật M. là con đẻ của vợ chồng anh Phùng Giang Sơn (SN 1990) và Phùng Thị Thu Hiền (SN 1989) ở Tây Đằng, Ba Vì, chị đã cho M. tiếp xúc với gia đình bố mẹ đẻ nhiều lần.

Chị cũng để cháu M. ở lại nhà anh Sơn và chị Hiền chơi với cả nhà, để mọi người gần gũi nhau.

Trong thời gian tới, chị sẽ về Ba Vì làm việc và giúp cháu M. hòa nhập với gia đình anh Sơn cũng như để cháu Phùng Thanh H. hòa nhập với chị.

Trong thời gian này, chị Hương phải gửi con trai thứ hai mới lên 4 ở nhà người thân ở xã Phú Sơn để có nhiều thời gian bên cạnh cháu M., đồng thời nói cho cháu hiểu mọi chuyện.

“Tôi đã nói với con: M. ơi, người ta nói con không phải là con của mẹ đẻ ra mà con mẹ đẻ ra đang ở chỗ khác.

Con là con của bố Sơn, mẹ Hiền. Đây là việc trao nhầm con của BV đa khoa huyện Ba Vì cách đây 6 năm.

Thời gian tới, mẹ sẽ đưa con về nhà bố Sơn, mẹ Hiền nhé. Tuy nhiên, mẹ vẫn là mẹ của con, cho dù con làm gì mẹ vẫn đứng đằng sau con.

{keywords}
Hiện tại chị Hương tập trung chăm cháu M. và nói với cháu về mọi chuyện để cháu hiểu

Mỗi lần nói với con, tôi thường ngoảnh mặt đi để con không thấy tôi khóc”, chị Hương nghẹn ngào.

Lau đi những giọt nước mắt, chị Hương kể: Chị nhận được nhiều lời mắng chửi rất thậm tệ về việc không trao trả con cho anh Sơn nhưng mọi người không hiểu các cháu, nếu không làm tư tưởng tốt, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các cháu sau này.

Ngoài ra, hai cháu chưa chuẩn bị tâm lý nhận bố mẹ mà vẫn cố tình giao, các con không chấp nhận có thể xảy ra trường hợp các cháu trốn đi và dễ bị lạc.

Vì vậy, chị Hương đã nói với anh Sơn là cháu M. ở bên nhà chị, để chị và M. có thời gian ổn định tâm lý.

Mỗi tối, chị Hương thường dạy M. cách đánh vần tên bố Sơn, tên mẹ Hiền và nói chuyện để con hiểu.

“Tôi nuôi M. 6 năm, trải qua nhiều biến cố cũng có nhiều tình cảm vô cùng. Gia đình anh Sơn cũng vậy, nuôi cháu H. 6 năm giờ cháu chuyển đi cũng nhớ lắm.

Do vậy, chúng tôi sẽ giúp hai con hòa nhập với gia đình mới từ từ”, chị Hương rơm rớm nước mắt.

Khi được hỏi về việc có đổi tên của con sau khi hai gia đình nhận con đẻ về không, chị Hương cho hay, chị vẫn giữ tên con là Đoàn Nhật M. và thêm tên gọi khác là H.

Được biết, cháu Phùng Thanh H. đã được chị Hương đưa xuống Hà Nội chơi với chị gần 1 tuần và M. đã được chị Hương đưa về nhà anh Sơn và chị Hiền. Cháu M. ở được 1 ngày thì khóc đòi về với mẹ. 

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Người mẹ chưa trả con sút gần 10kg

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Người mẹ chưa trả con sút gần 10kg

Việc chưa giao trả cháu M. về nhà anh Sơn khiến tôi bị mắng chửi rất thậm tệ nhưng tôi không làm gì sai, chị Hương nói.

Vụ trao nhầm con: Vợ chồng bỏ nhau vì thấy con không giống mình

Vụ trao nhầm con: Vợ chồng bỏ nhau vì thấy con không giống mình

Khi chị Hương sinh con thứ 2 càng lớn càng giống bố, trong khi con trai đầu không giống ai, từ đây, chồng nghi ngờ vợ rồi tình cảm rạn nứt.

Tình tiết bất ngờ trong vụ trao nhầm con: 2 bé về 1 nhà

Tình tiết bất ngờ trong vụ trao nhầm con: 2 bé về 1 nhà

Sau khi hai bên gia đình trao đổi lại con bị bệnh viện trao nhầm được nửa tháng thì gia đình anh Khiên bất ngờ ngỏ ý muốn nhận nuôi thêm cả bé gái mà mình đã "nuôi nhầm" 3 năm trước.

Vụ trao nhầm con: Vỡ nát những thân phận người

Vụ trao nhầm con: Vỡ nát những thân phận người

Những người ông, người bà…cũng phải sống trong nhiều tháng ngày, mà từ “đày đoạ” mới đủ để diễn tả nỗi thống khổ trong lòng họ.

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì

VietNamNet cập nhật tin tức mới nhất về vụ trao nhầm con ở Ba Vì Hà Nội. Đây là vụ việc xảy ra cách đây 6 năm và đang được dư luận quan tâm.

Nhị Tiến