Đan Phượng có xuất phát điểm thấp khi xây dựng NTM, thế nhưng đến năm 2015, cả 15/15 xã của huyện đã đạt chuẩn NTM. Năm nay, Đan Phượng tiếp tục là huyện đầu tiên của TP Hà Nội có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Trong hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng NTM, huyện Đan Phương đã quán triệt chủ trương của Hà Nội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Theo đó,  trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tập trung cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây con có giá trị cao vào đồng ruộng. Đến nay, huyện Đan Phượng đã chuyển đổi được hàng trăm héc ta đất lúa sang trồng cây ăn quả, rau an toàn, hoa, cây cảnh.

{keywords}
Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được đẩy mạnh phát triển ở huyện Đan Phượng

Ngoài sảm xuất nông nghiệp chuyên canh hàng hóa lớn, huyện Đan Phượng còn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp 4.0. Nhờ đó, đến nay toàn huyện đã có 9 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cap, các chuỗi sản xuất khép kín, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha cho người nông dân.

Ba xã đạt chuẩn NTM nâng cao là xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng, mỗi xã đã xây dựng được ít nhất 1 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản an toàn.

Nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nên giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản của huyện Đan Phượng ước đạt 543 tỷ đồng, tăng mạnh so với thời kỳ đầu khi chưa thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Thời gian tới huyện tiếp tục đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong đó, thu hút các doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất nông nghiệp 4.0, sản xuất theo hướng hữu cơ, xây dựng các liên kết sản xuất với tiêu thụ. 

Bài: Vũ Tuấn Anh - nhóm PV
Ảnh: Nguyễn Quyết Thắng - nhóm PV