- Những người mà chúng tôi tiếp cận khi thực hiện loạt bài này đã đặt nghi vấn, vì sao vi phạm nhan nhản, ai cũng thấy được, vì sao không thấy CSGT hay lực lượng chức năng tại Hà Tĩnh xử lý.

Cung đường thiếu CSGT

Nhóm PV. VietNamNet đã nhiều ngày theo những đoàn xe quá tải quá khổ, từ điểm nhận vật liệu đến điểm đỗ. Thế nhưng những cung đường này chẳng thấy lực lượng nào tuần tra, xử lý.

{keywords}

Hàng nghìn xe quá tải, tự ý nâng thùng, chở vật liệu mất an toàn... vẫn vô tư di chuyển như chốn không người.

Theo điều tra, hiện nay có nhiều điểm cung cấp vật liệu chính cho Formosa. Cung đường thứ nhất, các xe tải lấy đá, cát ở các mỏ đá, bãi cát cạnh QL12. Những chiếc xe chở gấp 4-5 lần trọng tải sẽ chạy ra QL1A, chạy về ngã ba cảng Vũng Áng.

Sau đó tùy theo đơn hàng, hoặc sẽ chạy tiếp trên QL, đi vào cổng chính Formosa ở xã Kỳ Liên, còn một số khác sẽ di chuyển trên đường xuống cảng, đi vào cửa phụ Formosa.

Đầu năm trở lại đây, do tình trạng khan hiếm cát xây dựng nên các nhà thầu buộc phải lấy cát từ huyện Quảng Trạch - Quảng Bình. Những chiếc xe 3,4 chân chở cát này sẽ di chuyển theo QL1A, đi qua trạm CSGT phía Bắc Quảng Bình, rồi chở thẳng vào Formosa.

{keywords}

{keywords}

Những chiếc xe tải lưu thông quá tải.

Trên những tuyến xe quá tải quá khổ vận hành, hầu như không thấy điểm chốt hay có sự xuất hiện của CSGT hay thanh tra giao thông tuần tra. Hoặc nếu gặp thì cũng không thấy bị dừng kiểm tra. Những chiếc xe phá đường vô tư di chuyển mà không hề gặp phải khó khăn nào.

Theo tìm hiểu VietNamNet, tại Hà Tĩnh, Đội CSGT phía Nam thường luân phiên đóng chốt tại 2 điểm, một ở xã Kỳ Khang, hai là ở xã Kỳ Nam. Gần như không thấy lực lượng này tuần tra lưu động. Còn ở Đội CSGT phía bắc Quảng Bình, cũng rất ít khi thấy họ dừng các xe quá khổ, quá tải để phạt.

Xử lý… rất ít

Trao đổi với VietNamNet, Trung tá Nguyễn Chiến Thắng, Đội trưởng Đội CSGT phía nam Hà Tĩnh cho biết, tình trạng xe quá tải thì chắc chắn nhiều nhưng do không có trạm cân nên không xử lý được.

{keywords}

Bảng biểu thanh toán khối lượng của 1 DN vận tải. Hàng chục chiếc xe Hổ Vồ 3 chân đều có trọng tải từ 42-47 tấn khi cân tại trạm cân Formosa.

Thế nhưng, về thông tin xe tự ý cái tạo thùng, chở mất an toàn nhan nhản trên đường, ông Thắng nói rằng “có xử lý nhưng rất ít. Sắp tới có chuyên đề sẽ làm mạnh”.

Còn ông Võ Minh Tiến, Đội trưởng Đội tuần tra phía bắc (Phòng CSGT Quảng Bình) thì lại nói rằng, tình trạng này ít xảy ra trên cung đường đội này cắm chốt. Nếu có sẽ xử lý, bắt hạ tải, tháo dỡ phần cải tạo thùng xe.

Thượng tá Lưu Văn Tiến, Phó phòng CSGT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh mới có chỉ đạo lực lượng GTVT, CSGT… đồng loạt triển khai xử lý xe tải tự cơi nới thành thùng xe.

Lâu nay không phải không xử lý mà chúng tôi vẫn làm, tuy nhiên không phải xử lý theo chuyên đề. Ra tết xử lý xe khách, giờ xử lý xe chở vật liệu xây dựng”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, trách nhiệm xử lý vi phạm tự ý thay đổi thiết kế, cơi nới thuộc về CSGT và thanh tra giao thông. Đối với lỗi tự ý cơi nới thì phạt 900.000/1 xe, còn quá tải thì phạt 2,5 triệu.

Giờ loại xe Hổ Vồ 3 chân nhập khẩu, trọng tải được 9 tấn. Nếu chở đất, đá cao quá thùng thì có thể lên hơn 30 khối, tải trọng lên tới hàng chục tấn. Giờ chúng tôi sẽ xử lý theo phương án không cần cân, mà sẽ tính kích thước thành thùng bệ, tính toán với trọng tải của từng loại đất đá, cát sỏi thì sẽ ra số lượng quá tải”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, đối với lượng xe quá tải chạy nhiều như vậy thì không có tuyến đường nào chịu đựng nổi. Muốn xử lý tận gốc, các cơ quan của Bộ GTVT phải tính toán, kiểm soát lại từ khâu nhập khẩu xe.

Cơ quan đăng kiểm nói gì?

Làm việc với PV, ông Võ Ngọc Sơn, Giám đốc Cty TNHH MTV Đăng kiểm Hà Tĩnh cho biết, trên toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có khoảng hơn 5.000 loại phương tiện xe tải tự đổ.

Theo ông Sơn, tình trạng các phương tiện xe tải tự đổ tự ý cơi nới thành thùng xe để chở quá tải, cơ quan này đều nắm được. Tuy nhiên, trước khi đi khám xe định kỳ thì chủ xe thường tự tháo dỡ, cắt bỏ phần tự cải tạo.

{keywords}

Trạm cân di động được đặt ở thị xã Hồng Lĩnh, bất lực trước cách xe tải né trạm cân. Trong lúc điểm nóng tại Kỳ Anh lại không đặt trạm cân di động để xử lý.

Chủ phương tiện thường tự ý lắp thêm trên thùng xe khoảng 30cm để chở được nhiều. Kích cỡ lốp khi lưu thông cũng phải thay đổi.

Có nhiều xe tải đến khám lưu hành còn nguyên phần thùng được nâng, chúng tôi kiên quyết bắt phải cắt bỏ, tháo dỡ theo quy chuẩn của nhà sản xuất thì mới được kiểm định”, ông Sơn cho biết.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng thừa nhận tình trạng, ngay sau khi rời cơ quan kiểm định, chủ xe lại lắp lại phần nâng thùng. Và để xử lý vấn nạn này đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống các lực lượng, nhất là lực lượng kiểm soát ngoài đường.

Ngoài ra, theo ông Sơn, trong đoàn liên ngành sắp tới xử lý xe quá khổ quá tải, cơ quan đăng kiểm sẽ tham gia. Khi kiểm tra đối chiếu với thông số kỹ thuật của từng loại xe thì sẽ biết được.

Đối với xe Hổ Vồ 3 chân loại mới, trong thiết kế thùng xe chỉ cao khoảng 60cm, tuy nhiên chủ xe thường yêu cầu đặt thêm phần thùng cơi nới, khi về Việt Nam, đăng kiểm xong sẽ lắp vào”, ông Sơn nói thêm.

Duy Tuấn