- Nhóm tội kinh doanh trái phép được thẩm vấn đầu tiên. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị cách ly khi tòa thẩm vấn những người liên quan đến nhóm tội này.

Phúc thẩm vụ 'bầu' Kiên: 2 bị cáo không kêu oan nữa

Chiều 28/11, tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX đã công bố nội dung tóm tắt bản án sơ thẩm với tội danh của các bị cáo.

Ngày 28/11, phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm diễn ra theo đơn kháng án của các bị cáo. Cho rằng mình không phạm cả 4 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Kinh doanh trái phép, Trốn thuế và Cố ý làm trái như đã bị quy kết, Nguyễn Đức Kiên kháng cáo kêu oan, đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án.

Mặc dù đã thuê 4 luật sư bào chữa, tại phiên tòa phúc thẩm, “bầu” Kiên trình bầy mong muốn được tự bào chữa, mong được hạn chế thời gian cách ly.

Ngay từ đầu phiên tòa, bị cáo này đã cắm cúi nghiên cứu tài liệu. Ông ta trình bầy: “Bị cáo không thay đổi nội dung kháng cáo, mong tòa tạo điều kiện để bị cáo được trình bày toàn bộ nội dung kháng án”.

{keywords}
Nguyễn Đức Kiên được dẫn giải đến tòa.

Buổi chiều cùng ngày, sau khi tóm tắt lại bản án sơ thẩm, HĐXX chuyển sang phần thẩm vấn.

Tòa tiến hành thẩm vấn theo từng nhóm tội. Nhóm tội kinh doanh trái phép được thẩm vấn đầu tiên. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị cách ly khi tòa thẩm vấn những người liên quan đến nhóm tội này.

Bản án sơ thẩm cho rằng, dù không được cấp phép ngành nghề kinh doanh tài chính, kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái, nhưng từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 Cty (trong đó có Cty Thiên Nam) do Kiên là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên để kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.

Hành vi của Kiên bị HĐXX cấp sơ thẩm xác định đã phạm vào tội Kinh doanh trái phép và tuyên phạt 20 tháng tù giam.

HĐXX cấp phúc thẩm thẩm vấn những người liên quan để làm rõ về hành vi kinh doanh giá vàng của bị cáo Kiên tại Cty Thiên Nam.

Theo lời khai của những người bị thẩm vấn, HĐQT đã ủy quyền cho ông Kiên thực hiện giao dịch qua hệ thống điện thoại ghi âm tại ngân hàng ACB.

Ông Nguyễn Đức Thái Hân, Phó Tổng giám đốc ACB khai,

việc giao dịch đặt lệnh qua điện thoại, Nguyễn Đức Kiên là người đặt lệnh. Ngoài Kiên ra không còn có ai khác làm việc này.

Xử vụ bầu Kiên: Ông Trần Ngọc Thanh choáng ngất tại tòa

Bị án Trần Ngọc Thanh gặp vấn đề về sức khỏe. Y tế đã phải mang cáng vào phòng xử để đưa ông Thanh đi bệnh viện. 

Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Kiên cho rằng, việc thực hiện giao dịch giá vàng là hoạt động mua bán hàng hóa phù hợp với pháp luật, Cty Thiên Nam chỉ kinh doanh giá vàng vì theo giấy phép hoạt động, Cty được kinh doanh hàng hóa, mà kinh doanh giá vàng thuộc loại hình kinh doanh mua bán hàng hóa.

Hành vi kinh doanh giá vàng của Cty Thiên Nam không phạm tội Kinh doanh trái phép.

Sau phiên tòa sơ thẩm, Cty Thiên Nam cũng có kháng cáo cho rằng họ không trực tiếp kinh doanh vàng, mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, nên Cty này không kinh doanh vàng trái phép.

Theo lập luận của bản án sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lý Xuân Hải và đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định, các loại hình kinh doanh trạng thái vàng và kinh doanh giá vàng về bản chất là giống nhau.

Kế toán Lê Thị Thu Hà và Phó Tổng giám đốc ACB, ông Nguyễn Đức Thái Hân đều xác định, tại Cty Thiên Nam, ông Kiên là người có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh trạng thái vàng...

Như vậy khẳng định, việc kinh doanh giá vàng của Cty Thiên Nam như bị cáo Kiên xác nhận chính là hoạt động kinh doanh trạng thái vàng và phải chịu sự điều chỉnh theo quy định tại Điều 4 của Quyết định 03/QĐ/NHNN và phải đăng ký kinh doanh.

Bản án sơ thẩm chỉ ra: Kinh doanh vàng, giá vàng hay vàng trạng thái đều là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động này phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, nên lập luận của bị cáo đưa ra tại phiên tòa là không có căn cứ.

17 giờ ngày 28/11, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm thông báo dừng buổi xét xử đầu tiên. Thứ hai, 1/12, tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.

T.Nhung