Mặc dù chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng chung tay, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị giúp công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững thực sự có hiệu quả và chất lượng.

{keywords}
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Hiện nay, hầu hết hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc và miền núi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao vẫn sống dựa vào rừng, một số nơi rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào, mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc còn thiếu và còn yếu cả về kiến thức và kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu phong tục của đồng bào và do bất đồng ngôn ngữ… các hình thức tổ chức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, không thu hút được sự quan tâm của đồng bào.

Chỉ một bộ phận nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đàn ông và thanh niên trẻ có thể hiểu được các điều quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người được nhận sổ đỏ đối với diện tích đất, rừng được giao.Vì vậy, dẫn tới nhận thức chưa đầy đủ về chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, gặp khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Định mức hỗ trợ người dân bảo vệ rừng hiện nay vẫn đang ở mức thấp thấp. Mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng trung bình là 400 nghìn đồng/ha/năm. Bắt đầu từ năm 2010, bên cạnh khoản tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, những người tham gia khoán bảo vệ rừng được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, người dân được phép thu hái một số lâm sản phụ, lâm sản ngoài gỗ và lâm sản tỉa thưa trong giới hạn quy định. Với mức hỗ trợ từ 200.000 - 400.000 đồng/ha/năm, mỗi hộ gia đình khi nhận khoán rừng có thể thu được tối đa 12 triệu đồng từ khoán bảo vệ rừng, chưa kể nguồn thu từ lâm sản phụ và lâm sản ngoài gỗ.

Trong khi đó, theo thống kê tại Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện trạng rừng toàn quốc, hiện quỹ đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý là gần 2,3 triệu ha, nếu chia cho 22 triệu người dân tộc thiểu số đang sinh sống thì được khoảng 1,2 ha/người. Với mức khoán như hiện nay mỗi năm mức hưởng lợi từ rừng của người dân cao nhất cũng chỉ đạt khoảng ba đến bốn triệu đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng. Luật vẫn đang thiếu quy định về vai trò bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả. Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng thấp nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được triển khai rộng rãi, thường xuyên đến người dân nên họ chưa thực sự có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng nói chung.

Bài: Hữu Khôi - Nhóm PV
Ảnh: Hồ Nhụy - Nhóm PV