Mới đây, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức báo cáo sơ bộ quá trình khai quật di tích Đồng Miếu, TS Nguyễn Tiến Đông, Trưởng Phòng Nghiên cứu khảo cổ học đô thị, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì.

Qua khảo sát, TS Đông cho biết thêm: “Điều tra kỹ khu vực xung quanh di tích, chúng tôi phát hiện dấu tích của một cây cầu và một con đập, có thể đây là sản phẩm của thời kỳ Chăm Pa. Trên nền đất gần nơi con sông cổ và con đập, chúng tôi thu lượm được những mảnh gốm Chăm cổ, gốm có hoa văn in ô vuông kiểu Hán”.

 

{keywords}
Sau khi khai quật một phần nhỏ của Di tích Đồng Miếu thuộc thôn Định Thọ 1, Phú Hòa (Phú Yên) các nhà Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện một phế tích Chăm Pa có niên đại sớm nhất từ trước đến nay.

Từ mô hình vùng Chăm Pa của GS Trần Quốc Vượng, theo đó một tiểu vùng Chăm Pa được giới hạn bởi hai đèo ở hai đầu, với trục chính là con sông lớn, có tính huyết mạch (như sông Ba ở Phú Yên, sông Thu Bồn của Quảng Nam…), gần cửa sông là khu vực cảng thị.

TS Đông đưa ra nhận định: “Nơi đây cũng đã phát hiện những hũ tiền đồng lớn, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên. Vị trí địa lý này cho phép đi đến nhận định: Khu di tích Đồng Miếu chính là thánh địa của tiểu vùng Chăm Pa xưa, nay là tỉnh Phú Yên”.

Ngoài di tích cổ, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm khu vực xung quanh di tích có dấu tích của một cây cầu và một con đập, có thể đây là sản phẩm của thời kỳ Chăm Pa. Trên nền đất gần nơi con sông cổ và con đập, đoàn khảo sát đã thu lượm được những mảnh gốm Chăm cổ, gốm có hoa văn in ô vuông kiểu Hán.

Tình Lê