Nhiều kiến nghị bảo vệ di sản được các chuyên gia đưa ra trong Hội Thảo "Di sản Thế giới và phát triển bền vững trong bối cảnh mới".

Ủy ban Quốc gia UNESCO và Bộ VHTTDL vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế "Di sản Thế giới và phát triển bền vững trong bối cảnh mới".

Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, quản lý di sản, học giả và doanh nhân của Việt Nam, cùng với các chuyên gia đầu ngành của UNESCO và IUCN.

Diễn đàn thảo luận cấp cao này xem xét những trường hợp thực tiễn và cung cấp những khuyến nghị về giải pháp thiết thực tăng cường thực thi việc bảo vệ và phát huy các Di sản thế giới đối với phát triển bền vững.

 

{keywords}
Các di sản cần phát triển bền vững trong bối cảnh mới

 

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ các bộ, ngành, chuyên gia của các tổ chức trong nước và quốc tế thảo luận xung quanh 3 chủ đề chính gồm:

Xác định lại vị trí của di sản thế giới trong bối cảnh phát triển mới và hiểu toàn diện các đối tác liên quan; Tăng cường lợi ích cho địa phương và khung chính sách và cơ chế tăng cường bảo tồn di sản và thúc đẩy phát triển bền vững. Ngoài ra còn có phiên thảo luận riêng dành cho các chuyên gia quốc tế và trong nước với cơ hội phản hồi và trao đổi học thuật sau hội thảo và xác định các hướng nghiên cứu và xuất bản quốc tế, bao gồm một báo cáo kỹ thuật chung.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên cho biết, hội thảo đã chỉ ra việc một khu Di sản thế giới được công nhận thường kéo theo sự quan tâm đặc biệt của công chúng và tạo ra động lực mạnh mẽ cho nhu cầu tham quan di sản.

Đây là câu chuyện chung của rất nhiều di sản, và sự thu hút của di sản đương nhiên không chỉ đối với khách tham quan, mà còn thu hút sự quan tâm và tham gia của rất nhiều các nhóm khác với những mối quan tâm và lợi ích khác nhau, bao gồm nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Chính vì thế, việc bảo tồn một khu Di sản thế giới sau khi được công nhận ngày càng trở nên phức hợp và đòi hỏi nhiều hơn đối với nhà quản lý, đặc biệt là đối với những cán bộ các khu di sản đứng ở tuyến đầu của nhiệm vụ này.

Nhận diện bao quát và hiểu các nhóm đối tác, những bên liên quan có ảnh hưởng, định hướng, tầm nhìn và mối tác động qua lại giữa các chủ thể này bao gồm cả khối doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định lại chiến lược, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị được giao quản lý cũng như các bên liên quan.

 

{keywords}
Cần có tầm nhìn dài hạn để bảo tồn và phát triển di sản


Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, năm 2015, Việt Nam và các quốc gia thành viên Công ước Di sản Thế giới đã cùng đồng thuận lồng ghép phát triển bền vững vào các chương trình thực hiện Công ước Di sản Thế giới. Vì vậy, trong thực tiễn gắn kết công tác bảo tồn với phát triển bền vững Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, để giải quyết hài hòa, lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp giữa bảo tồn và phát triển, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn. 

Chúng ta sẽ phải thông qua việc lập Kế hoạch quản lý, Quy hoạch tổng thể Di sản thế giới, với sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ Chính phủ (các cơ quan quản lý di sản ở Trung ương và địa phương) với khối tư nhân (các doanh nghiệp, các nhà đầu tư) và cộng đồng địa phương (người dân sinh sống tại khu vực Di sản thế giới và lân cận)…

"​Đây là câu chuyện chung của rất nhiều di sản, và sự thu hút của di sản đương nhiên không chỉ đối với khách tham quan, mà còn thu hút sự quan tâm và tham gia của rất nhiều các nhóm khác với những mối quan tâm và lợi ích khác nhau, bao gồm nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Chính vì thế, việc bảo tồn một khu Di sản thế giới sau khi được công nhận ngày càng trở nên phức hợp và đòi hỏi nhiều hơn đối với nhà quản lý, đặc biệt là đối với những cán bộ các khu di sản đứng ở tuyến đầu của nhiệm vụ này, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu.

Tình Lê