Những người chỉ trích sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống đường sắt Hoa Kỳ chắc chắn sẽ nhấn mạnh mối quan ngại về vấn đề an toàn. Điều tra cho thấy tàu cao tốc do Trung Quốc xây dựng va chạm ở gần thành phố Ôn Châu, khiến 40 người chết và gần 200 người bị thương được xây dựng ẩu với các vật liệu kém chất lượng và có những biểu hiện tham nhũng.

Mời đọc: Trung Quốc dùng chiêu mới hạ "đo ván" Mỹ/Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc: Một công đôi ba việc/Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc: Hút tài nguyên của láng giềng

Phản ứng dữ dội

Thu hút đủ nguồn tài trợ và đối phó với các phong tỏa thương mại của liên bang không phải là những thách thức duy nhất mà dự án đường sắt cao tốc California phải đối mặt. Dự án này còn đang vật lộn để duy trì sự ủng hộ của người dân. Theo một cuộc thăm dò ý kiến người dân California do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford tiến hành năm 2015, 53% người được hỏi ủng hộ việc chấm dứt dự án đường sắt cao tốc và dùng kinh phí của dự án này để giải quyết vấn đề hạn hán trong những năm gần đây.

Năm 2005, lo ngại về việc ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong giới chính trị gia và chuyên gia Hoa Kỳ đã phần nào làm thất bại nỗ lực mua lại nhà sản xuất dầu Mỹ Unocal của CNOOC – một công ty Trung Quốc. Giờ đây, sự phản ứng này một phần không nhỏ là do ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump – người thường xuyên nhắc giới tinh hoa Washington đã không cứng rắn hơn trong quan hệ với Bắc Kinh.

Những người chỉ trích sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống đường sắt Hoa Kỳ chắc chắn sẽ nhấn mạnh mối quan ngại của công chúng vấn đề an toàn. Năm 2011, do trục trặc hệ thống tín hiệu mà hai chiếc tàu cao tốc do Trung Quốc xây dựng đã va chạm ở gần thành phố Ôn Châu, khiến 40 người chết và gần 200 người bị thương. Chính phủ Trung Quốc cố gắng xoa dịu dư luận mặc dù điều tra cho thấy tuyến đường sắt được xây dựng ẩu với các vật liệu kém chất lượng còn các nhà chức trách có những biểu hiện tham nhũng.

{keywords}

Một đoạn đường sắt ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nằm trên tuyến đường sắt Á - Âu. Ảnh: Tân Hoa xã.

Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) – trực thuộc Bộ Tài chính, sẽ xem xét sự can thiệp quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ của Bắc Kinh. Nhưng quá trình phê duyệt của CFIUS có vẻ không rõ ràng, các quyết định của ủy ban dường như bị ảnh hưởng bởi các cuộc vận động hành lang chi phí lớn. Khi được hỏi về quá trình phê duyệt của Ủy ban, một phát ngôn viên Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã trả lời qua thư điện tử rằng Ủy ban “không bình luận về thông tin liên quan tới những trường hợp cụ thể của CFIUS, cho dù các bên liên quan có gửi hồ sơ yêu cầu xem xét.”

Hồi tháng 9/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phủ quyết vụ mua lại do Trung Quốc chống lưng đối với bốn nhà máy điện gió ngoài khơi bờ biển Oregon. CFIUS khuyên Tổng thống chặn giao dịch này và ông Obama đã đưa ra kết luận rằng kế hoạch này là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia bởi vì các nhà máy điện gió rất gần với một cơ sở hải quân dành riêng các chuyến bay không người lái của Hoa Kỳ.

Đây là một kết quả bất thường: trên thực tế, đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ can thiệp vào đầu tư của Trung Quốc tại Hoa Kỳ kể từ năm 1990, khi Tổng thống George H W Bush không cho phép một công ty Trung Quốc mua một nhà sản xuất động cơ của Mỹ với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, các công ty Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc xin chấp thuận cho các khoản đầu tư vào các dự án đường sắt cao tốc ở Hoa Kỳ.

Sự ủng hộ thuyên giảm của người dân Hoa Kỳ đối với đường sắt cao tốc và tâm lý không thích Trung Quốc ngày một lan rộng không phải là những trở ngại duy nhất mà Trung Quốc phải đối mặt tại thị trường Mỹ.

David Dollar, một chuyên gia về quan hệ kinh tế Trung-Mỹ tại Viện Brookings cho rằng, nhờ có lợi thế sân nhà về lao động giá rẻ và sức mạnh chính quyền, Trung Quốc đã có những bước tiến trong hệ thống đường sắt cao tốc riêng của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một tình huống khác xa tại Hoa Kỳ, đặc biệt phải kể đến các quy định mang tính hạn chế (và đắt đỏ) liên quan tới việc thu hồi đất và tiêu chuẩn lao động. Dollar cho rằng, “Không rõ lợi thế xây dựng nào của Trung Quốc sẽ được tận dụng ở đây.”

Kế hoạch bất thành

Ông Obama đã từng có những kế hoạch táo bạo về một hệ thống đường sắt cao tốc của Hoa Kỳ – mặc dù không lớn như của Trung Quốc, nhưng vẫn là một kế hoạch đầy tham vọng – tập trung vào các kết nối khu vực như Miami-Tampa, Cleveland-Cincinnati và Chicago-Minneapolis.

8 tỷ đô-la vốn đầu tư ban đầu của liên bang gần như là không đủ để trang trải chỉ một mắt xích của kế hoạch, tuy nhiên khoản tiền này được xem như một sự khởi đầu. Sau đó, thống đốc các bang Florida, Ohio và Wisconsin đã bác bỏ kế hoạch và gửi lại tiền, bỏ mặc California đơn thương độc mã tìm kiếm ngân sách nước ngoài để triển khai dự án.

Nhưng nếu Hoa Kỳ nhận thấy sự cần thiết của tàu điện cao tốc thì các công ty Trung Quốc chắc chắn sẽ nằm trong số những người đầu tiên tham gia đấu thầu. Các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ sau đó sẽ phải cân bằng giữa nỗi sợ hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nằm trong tay một quốc gia khác với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh và rẻ.

Chẳng có nước nào làm việc này giỏi hơn Trung Quốc. Tổng Giám đốc Xpress West Tony Marnell có thể đã lường trước được thế tiến thoái lưỡng nan này khi tuyên bố kết thúc sự can dự của Trung Quốc vào các dự án tàu cao tốc ở Hoa Kỳ của công ty này.

Tony thách thức giới tinh hoa Washington, nghi ngờ không biết bọn họ có đủ “dũng khí và tầm nhìn” để đặt cơ sở hạ tầng đường sắt cũ kỹ của quốc gia lên hàng đầu, hay lại tiếp tục buộc các công ty như Xpress West tìm kiếm nguồn tài trợ từ nước ngoài.

Tom Zoellner/Foreign Affairs

Chuyên mục hợp tác cùng Chuyên trang Nghiên cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.net)

Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt.