Trong cuộc sống, có một phép cộng luôn làm cho những người giàu bất hạnh. Đó là phép cộng cho tài sản.

Tôi có một người bạn là doanh nhân giàu có. Một lần, tôi nói với anh ấy rằng: “Nếu tôi có được 1/100 số tài sản của ông, tôi sẽ rất hạnh phúc”. Anh ấy trả lời: “Nếu tôi có được 1/100 những gì không phải là tiền của ông, tôi sẽ rất hạnh phúc”.

Cuộc đối thoại ngắn của hai chúng tôi vô tình trở thành công thức cho hạnh phúc mà lâu nay chúng ta vẫn quan niệm. Công thức đó là: VẬT CHẤT + TINH THẦN = HẠNH PHÚC. Tất nhiên công thức này chỉ đúng với những ai hiểu đúng hạnh phúc chứ không phải là sự thỏa mãn. Có không ít người đã nhầm lẫn giữa Hạnh phúc và sự Thỏa mãn.

Hạnh phúc làm đầy tâm hồn chúng ta còn thỏa mãn lại luôn làm chúng ta mang cảm giác đói khát. Có gì mâu thuẫn ở đây không?

Không!

Thỏa mãn luôn chứa đựng ngay trong chính nó sự tham lam vô độ. Niềm tin là một hạnh phúc. Khi một ngày niềm tin tràn ngập lòng ta thì nó sẽ dẫn ta đi qua mọi khó khăn có thể đến cuối cuộc đời. Nhưng thỏa mãn chỉ là thỏa mãn của một khoảnh khắc, của một ngày và nó luôn đòi hỏi ta phải cho nó ăn no liên tục.

{keywords}
Nhìn vào các ứng xử thường nhật, người ta không khỏi lo lắng tự hỏi: Liệu có phải người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn? Ảnh minh họa: Dantri

Cũng một lần khác, tôi nói với người bạn giàu có kia rằng: Trong cuộc sống, có một phép cộng luôn làm cho những người giàu bất hạnh. Đó là phép cộng cho tài sản. Khi bạn có 100 tỷ, nếu bạn chỉ có một khao khát duy nhất là cộng thêm vào tài khoản của mình để thành 110 tỷ thì bạn sẽ tìm mọi cách để có nó. Và ngay sau khi có 110 tỷ rồi bạn lại tìm mọi cách để cộng thêm vào tài khoản của mình để nó trở thành 120 tỷ.

Cứ thế, phép cộng này kéo bạn đi cho đến cuối đời. Nó hầu như không cho bạn dừng lại. Bởi khi bạn chỉ khát khao cộng và cộng vào tài khoản vật chất của bạn thì không bao giờ bạn thấy tài khoản ấy đủ. Hiện thực này quá rõ, và trong mỗi chúng ta đều ít nhiều có hiện thực ấy. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra và thay đổi để cân bằng hiện thực này.

Nhưng tôi đang muốn đưa ra cho bạn, những người có một cuộc sống vật chất ổn định hoặc giàu có, một phép tính nữa: phép trừ. Phép trừ này sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Bạn sẽ ít nhiều ngạc nhiên về quan niệm này của tôi và có thể phản đối tôi.

Nhưng quan niệm này của tôi ít nhất đã được minh chứng qua không ít người giàu có mà tôi biết. Phép trừ đó như sau: nếu bạn có 100 tỷ (con số này là một con số ước lệ), bạn hãy trừ đi 10 tỷ cho những hoạt động từ thiện, cho việc trồng một cái cây hoặc một khóm hoa, cho việc làm sạch và đẹp một hồ nước, cho việc thưởng thức một buổi hòa nhạc, ngắm một bức tranh, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim và tạo ra những sinh hoạt mang tính chia sẻ cộng đồng...

Ý nghĩa đích thực của cuộc sống sẽ bắt đầu xuất hiện. Và đó là hạnh phúc.

Trong một lần tôi nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp tại Câu lạc bộ quốc tế ở Hà Nội. Ông bước vào, quan sát mọi người rồi nói: “Tôi đã quan sát mọi người ở đây và tôi nhận thấy có rất nhiều quí vị thành đạt và giàu có nhưng tôi thấy quá ít những quí vị hạnh phúc. Bởi các quí vị quá tiếc nuối quá khứ và quá lo lắng cho tương lai trong khi các quí vị không hề sống cho hết hiện tại của mình. Phép thiêng chỉ sinh ra ở đây và ngay bây giờ khi các quí vị sống cho đến tận cùng khoảnh khắc quí vị đang sống”.

Phần nhiều sự nuối tiếc quá khứ của chúng ta là nuối tiếc những cơ hội để có được những lợi ích thuộc về vật chất. Bởi khi chúng ta nuối tiếc một kỷ niệm đẹp thì nghĩa là nó đã trở thành một tài sản tinh thần không bao giờ bị “chi tiêu” mất trong tâm hồn chúng ta như là những đồng tiền.

Sự tiếc nuối những kỷ niệm đẹp thực ra là nỗi nhớ, là sự tồn tại của cái Đẹp trong tâm hồn chúng ta. Không ít những người tôi quen biết sau nhiều năm tháng đã làm được phép trừ này và họ đã thay đổi được ý nghĩa sống của họ mà trước đó với rất nhiều tiền họ vẫn không làm được. Sẽ không ít người khó có thể chấp nhận lý thuyết về phép trừ làm nên hạnh phúc trong phạm vi này. Nhưng xin bạn hãy cứ áp dụng thử xem, áp dụng với một số trừ nhỏ thôi rồi bạn sẽ thấy sự thay đổi.

Còn nữa

Nguyễn Quang Thiều

Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Trong suốt 7 năm bền bỉ đến với công chúng yêu nhạc, dù một năm duy nhất (năm 2014) bị gián đoạn, "Điều còn mãi" sẽ lại tiếp tục đến với công chúng yêu nhạc thông qua các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc của các nhạc sỹ gạo cội trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Trở lại năm 2016, hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi, người nhiều năm qua sống và chỉ huy dàn nhạc tại Macedonia.

Các ca sĩ như Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016".

Các tác phẩm được lựa chọn biểu diễn trong chương trình bao gồm: Quốc ca Việt Nam (Tác giả: Văn Cao; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào mừng (Tác giả Trọng Bằng; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; Đàn bầu: Bùi Lệ Chi); Người là niềm tin tất thắng (Tác giả Chu Minh; Biểu diễn: Tùng Dương); Cảm xúc Tháng Mười (Tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; Biểu diễn: NSƯT Hồng Vy); Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (Tác giả Bùi Đức Hạnh; Biểu diễn: Lê Anh Dũng); Hồ trên núi (Tác giả Phó Đức Phương; Biểu diễn Tùng Dương); Bạch Đằng Giang (Tác giả Trần Mạnh Hùng; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (Tác giả Xuân Giao; Biểu diễn: Đăng Dương); Quảng Bình quê ta ơi ( Tác giả Hoàng Vân; Biểu diễn: Thành Lê); Tình yêu của Biển (Tác giả Phú Quang; Biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Dáng đứng Việt Nam (Tác giả Nguyễn Chí Vũ; Biểu diễn: Lê Anh Dũng).

Kết thúc chương trình sẽ là bài Đất nước trọn niềm vui (tác giả Hoàng Hà), Dàn hợp xướng ĐHSPNT TW – các Ca sỹ và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.