Gần đây an ninh tại khu vực ASEAN, đặc biệt là vùng Biển Đông ngày càng phức tạp cùng với sự can dự mạnh mẽ hơn của các nước lớn.

Trong một cuộc trò chuyện về chủ đề chủ quyền quốc gia, TS. Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) chia sẻ, chính trị thế giới luôn là một sân chơi cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Đông Nam Á là nơi hiện diện lợi ích của các cường quốc này, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, nên sự can dự, lôi kéo ảnh hưởng của các cường quốc này là không thể tránh khỏi.

{keywords}

Sự cạnh tranh ảnh hưởng này một mặt giúp các nước ASEAN nâng cao được vị thế và sức mạnh mặc cả của mình, có thể lợi dụng sự cạnh tranh đó để thu về các lợi ích kinh tế hoặc chiến lược. Nhưng mặt khác, họ cũng có thể đối diện với khả năng bị lôi kéo vào cuộc đối đầu giữa các nước lớn, bị suy yếu quyền tự chủ, trở thành nạn nhân của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những người khổng lồ.

ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng để giữ được chính sách cân bằng, không bị rơi vào cái bẫy vòng xoáy cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc thì phải giữ được sự cân bằng, độc lập, và chủ động trong chính sách của mình với Mỹ và Trung Quốc.

Ngoài ra, các nước này cũng cần can dự với cả hai cường quốc thông qua các cơ chế lấy ASEAN làm trung tâm. Các nước ASEAN đã nhấn mạnh nhiều lần là họ không muốn phải lựa chọn một trong hai bên, bởi họ cần cả hai. Bản thân các cường quốc bên ngoài cũng hiểu điều này, và bất chấp các nỗ lực, họ cũng khó có thể buộc các nước trong khu vực nghiêng hẳn về phía mình.

Tuy nhiên, cán cân ảnh hưởng vẫn có thể dịch chuyển ít nhiều trong phạm vi nhất định, phụ thuộc vào cảm nhận của các quốc gia đối với các lợi ích và mối đe dọa mà mỗi cường quốc mang lại cho mình. Trên khía cạnh này, hiện nay Mỹ dường như đang có lợi thế hơn so với Trung Quốc.

Hiện đang sử dụng củ cà rốt kinh tế để mua ảnh hưởng chính trị, trong khi Mỹ không sẵn có những công cụ như vậy để mời chào các nước trong khu vực.

Cho đến lúc này, Trung Quốc đã đạt được những thành công nhất định với chính sách này khi có một vài quốc gia trong khu vực có xu hướng nghiêng về Trung Quốc. Các quốc gia này rất thực dụng, họ muốn tận dụng sự “hào phòng” của Trung Quốc để phục vụ mục đích phát triển của mình. Không ai trách họ được, vì đó là cách họ định nghĩa lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, cách làm này của Trung Quốc có thể không bền vững. Thứ nhất, nguồn lực kinh tài của Trung Quốc sẽ bị kéo dãn và dần cạn kiệt, nhất là nếu họ không giải quyết được các vấn đề kinh tế trong nước. Thứ hai, lợi ích kinh tế có thể quan trọng, nhưng nó sẽ không thể quan trọng bằng lợi ích chiến lược.

Trong khi các biện pháp kinh tài có thể mang lại cho họ những ảnh hưởng nhất thời, thì trong dài hạn, những ảnh hưởng đó có thể bị tiêu trừ nếu các nước này cảm nhận Trung Quốc như một mối đe dọa về mặt chiến lược. Sự gia tăng nghi ngờ của các nước đối với Trung Quốc do các hành động  của quốc gia này trên Biển Đông là một ví  dụ điển hình.

Gần đây, một vài nước trong khu vực từng nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc cũng đã có những bước điều chỉnh, dần thoát khỏi thế phụ thuộc vào Bắc Kinh, thậm chí nghiêng ít nhiều sang Mỹ.

{keywords}

Trong khi đó, Mỹ mặc dù không có sẵn tiền để hào phóng ban tặng, Mỹ lại có sức hấp dẫn riêng ở những khía cạnh khác. Đó là thị trường rộng lớn, nguồn đầu tư tư nhân khổng lồ (ví dụ, đầu tư của Mỹ vào ASEAN gấp cả chục lần so với đầu tư của Trung Quốc), hay nguồn công nghệ hiện đại, tiên tiến, là những thứ mà các nước trong khu vực đều cần.

Hơn nữa, Mỹ duy trì được “tư thế đạo đức” của mình là quốc gia giúp đảm bảo hòa bình, ổn định và trật tự khu vực trong nhiều thập niên qua, và bản thân Mỹ cũng không bị coi là một mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh các quốc gia trong khu vực. Nói cách khác, việc Mỹ cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở khu vực.

Nhưng khác với Liên Xô trước đây, vốn cơ bản là một nước tự “ngăn chặn” mình khi theo đuổi một mô hình kinh tế kế hoạch hóa cơ bản khép kín, Trung Quốc là một nền kinh tế mở, có sự hội nhập sâu rộng. Vì vậy, bất chấp việc có hay không TPP, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục phát triển nếu họ giải quyết được các vấn đề nội tại của mình.

Vì thực ra, TPP chỉ là một công cụ trong túi công cụ chiến lược của Mỹ. Mỹ sẽ sử dụng nó một cách khôn ngoan, kết hợp với các công cụ khác, nhất là về mặt quân sự và chiến lược, để có thể đối phó với các tham vọng của Trung Quốc.

Từ những đặc điểm trên, có thể nói cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung là cuộc cạnh tranh trường kỳ và thú vị, mang nhiều tính chất chưa từng có trong lịch sử đối đầu giữa các cường quốc từ trước tới nay. Cuộc cạnh tranh này xứng đáng nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của của các nhà hoạch định chính sách khu vực và Việt Nam, hiện tại cũng như trong tương lai.

Hồng Mơ