- Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, Việt Nam vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới.

Thế giới đang tìm hiểu, tại sao một quyết sách mang tầm cỡ quốc gia, như việc TQ cắm gian khoản “khủng” giữa vùng biển VN, lại diễn ra vào thời điểm này.

{keywords}

Người dân TPHCM xuống đường tuần hành biểu thị lòng yêu nước. Ảnh: Duy Chiến


Nếu chịu khó điểm lại truyền thông quốc tế mấy ngày qua, những kẻ hoạch định vụ giàn khoan này từ Trung Nam Hải phải thừa nhận một thực tế rất bất lợi đối với họ. Với tư cách là nước lớn – lại đang lăm le trở thành cường quốc thế giới, lăm le “hất Mỹ” ra khỏi Thái Bình Dương, sau khi định “gạ” cùng chia chác phạm vi ảnh hưởng nhưng bị Mỹ từ chối – họ phải thừa nhận một sự thật. Quyết định hạ đặt giàn khoan để thực hiện âm mưu chính trị đen tối, thay đổi nguyên trạng nhằm độc chiếm Biển Đông đang buộc họ phải trả giá đắt và chắc chắn sẽ thảm bại, nếu họ không rút ngay giàn khoan ra khỏi biển VN.

Không tính hết yếu tố quốc tế

TQ đã không tính được cường độ phản công của cộng đồng thế giới. Sức bật của con quay boomerang “chế tạo tại Bắc Kinh” mạnh đến nỗi, khi bị nó bật lại, khiến TQ lao đao, phải kêu toáng lên: Mỹ đang gây ra căng thẳng ở Biển Đông (?). Nhưng những người cầm quyền Bắc Kinh có thể trả lời cho công luận quốc tế: Ai ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng biển một quốc gia có chủ quyền (một quốc gia bao lâu nay vẫn bị TQ lừa mị là muốn quan hệ hữu hảo)? Ai hiện tại đang “rất hung hăng” bắn vòi rồng với cường độ mạnh và “đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của VN, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương” như chính lời tố cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 24 của ASEAN. Ai đang tiếp tục có những hành động ngang ngược mà Thủ tướng VN phải đánh giá là “cực kỳ nguy hiểm” và “đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông”.

Ấy nhưng thiên hạ lại nghe tiếng “la làng” của TQ là “Mỹ đang đổ dầu vào lửa” (?). Thử hỏi nhà cầm quyền Bắc Kinh, nếu TQ không bỗng nhiên thổi bùng gọn lửa hiếu chiến trên Biển Đông thì làm gì có chuyện chỉ trong ba ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải ba lần ra tuyên bố chống lại hành vi xâm lược nước khác của TQ? Việc các nghị sỹ từ lưỡng đảng của Hoa Kỳ tuyên bố các hành động của TQ “đang đe dọa dòng chảy thương mại tự do toàn cầu tại một khu vực rất quan trọng” chẳng nhẽ không đúng sự thật? Tuyên bố của 6 nghị sỹ từ Washington khẳng định: “Không chỉ trái phép đưa giàn khoan trên vào vùng biển của VN, TQ còn cử khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt. Các tàu và máy bay của TQ (trong đó có cả tàu chiến) còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của VN khi bị ngăn cản hạ đặt giàn khoan trái phép”.

Bộ Ngoại giao TQ có thể bình luận gì khi lần đầu tiên, EU ra Tuyên bố chính thức sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến. EU đặc biệt quan ngại rằng hành động đơn phương (của TQ) có thể ảnh hưởng đến môi trường an ninh trong khu vực, như đã được thể hiện trong các báo cáo về các vụ va chạm gần đây do TQ gây ra đối với các tàu của VN. EU lên tiếng thúc giục việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình và hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển (là những văn kiện pháp lý mà TQ chưa bao giờ muốn tuân thủ) và tiếp tục đảm bảo an toàn và tự do hàng hải.

Lần đầu tiên sau 20 năm, ASEAN ra tuyên bố riêng về Biển Đông. Nếu với sự kiện hiếm hoi này, Bắc Kinh vẫn cho rằng, ASEAN đang “đổ dầu vào lửa” theo cách vu vạ “vừa đánh trống vừa ăn cướp” của TQ thì xin hãy nghe tuyên bố của Ngoại trưởng Singapoe K. Shanmugam: “Chúng ta không thể im lặng. Uy tín của chúng ta đã bị ảnh hưởng. Nếu những sự kiện thế này xẩy ra vài ngày trước khi chúng ta gặp nhau và trước khi các nhà lãnh đạo của chúng ta gặp nhau vào ngày mai mà chúng ta không nói gì thì khát vọng đóng một vai trò trung tâm, khát vọng đoàn kết để có được một khu vực hòa bình và trên hết, quá trình hội nhập của ASEAN sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng”. VN chân thành cám ơn các bạn ASEAN cùng hội cùng thuyền, đã bày tỏ thái độ dứt khoát: cháy nhà hàng xóm thì không thể bình chân như vại!

Vì nạn nhân chính trong vụ này là VN, ai cũng thấy, trừ những nhà lãnh đạo TQ. Nhưng khi bị VN và thế giới lên án thì Bắc Kinh làm như không nghe, không thấy, rồi chính họ lại la làng.

Trong cuộc nói chuyện ở cấp cao nhất cho đến nay, khi ông Phạm Bình Minh điện đàm với ông Dương Khiết Trì để phản đối việc công ty CNOOC cưỡng chiếm vùng biển VN, Dương Khiết Trì lật kèo, “kêu gọi phía VN ngừng quấy nhiễu các hoạt động của các công ty TQ” (Theo bản tin của THX). Người Việt gọi trò ngang ngược này là “vừa ăn cướp vừa la làng”. Trò này chẳng bịp được ai. TQ chiếm Hoàng Sa từ năm 1974, nhưng rõ ràng 40 năm qua, không một quốc gia nào trên thế giới lại thừa nhận cái tài sản TQ đi cưỡng đoạt từ quốc gia khác. Rõ ràng quần đảo bị chiếm không thể là quần đảo đã mất!

Phải kiện ra tòa quốc tế

Động thái đầu tiên nên làm là kiện TQ ra Tòa án quốc tế. Phải đề nghị tòa án thế giới xét xử các vấn đề tranh chấp do công ty CNOOC mới gây ra. Dù Bắc Kinh không chịu ra tòa đối chất, nhưng hành động này sẽ đặt họ vốn đang đuối lý càng vào thế yếu hơn. Khi cuộc tranh chấp diễn ra ở mức độ căng thẳng hơn, thì trước dư luận thế giới VN sẽ ở thế mạnh hơn. Ðưa đơn kiện chính quyền Bắc Kinh và công ty CNOOC là một cách phủ nhận lời nói của Dương Khiết Trì, khi ông ta nói rằng “không có tranh chấp” ở quần đảo Hoàng Sa. Ðây là một câu nói rất quan trọng, cần phải bác bỏ ngay, và bác bỏ một cách cương quyết, để đặt trên bàn một căn bản pháp lý có lợi cho nước nhà.

{keywords}

Dương Khiết Trì nhấn mạnh, “quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ TQ và không có tranh chấp ở đó” vì một lý do: Luật biển quốc tế xác định khi một vùng biển đang ở trong tình trạng tranh chấp giữa nhiều quốc gia thì không nước nào được phép khoan dầu khí trong đó. Bây giờ, người VN phải chứng tỏ cho cả thế giới thấy và hiểu rằng quần đảo Hoàng Sa, bản đồ thế giới gọi là Paracels, đã là một vùng “có tranh chấp” từ năm 1974 đến nay. Cho nên, việc CNOOC đem giàn khoan tới đó là bất hợp pháp. Chứng minh Paracels đang nằm trong vòng tranh chấp không phải là việc khó. TQ đã đem chiến thuyền tới chiếm quần đảo này vào Tháng Giêng năm 1974. Các nhân chứng vẫn còn sống. Các tờ báo quốc tế loan tin này vẫn còn đầy trong các thư viện.

Phim ảnh sẵn đó, đầy trên các mạng, kể cả phim chiếu cảnh những tù binh Việt Nam Cộng Hòa được TQ trả về nước. Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, VN vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới...

Không những thế, trước tòa án và dư luận quốc tế, địa điểm mà CNOOC đang bố trí giàn khoan HD-981 trong “lô 143” ở vùng biển Paracels rõ ràng là bất hợp pháp. Vì “lô 143” này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 120 hải lý từ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi của VN. Trong khi đó, giàn khoan HD-981 cách đảo Tri Tôn hơn 18 hải lý. Mà theo UNCLOS-1982 thì “hải phận” của các hòn đảo nhỏ không người ở như thế chỉ được kể là bao gồm vùng biển chung quanh cách hòn đảo 12 hải lý mà thôi. Nghĩa là dù Bắc Kinh cố bám lấy ý kiến “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ TQ” thì việc khai thác HD-981 cũng bất hợp pháp, vì nó ở xa hòn đảo tới 18 hải lý.

Như phân tích của nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục, nếu ta đưa vụ kiện này lên các cơ quan Trọng tài, Tài phán quốc tế thì chắc chắn VN sẽ thắng lợi. Vì chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý, có đầy đủ cơ sở để kiện. Nói cho cùng, chúng ta cũng chỉ làm những điều có quyền làm và đúng thủ tục. Nếu làm được điều đó chúng ta có nhiều thuận lợi và chắc chắn sẽ thành công. Làm được như thế, chúng ta thể nói với thế giời rằng Việt Nam có niềm tin vào công lý và chân lý. VN luôn đề cao trách nhiệm của mình trong việc sử dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 với tư cách là thành quả của nhân loại để có nó và nhân loại phải dựa vào đó để giải quyết tranh chấp vì lợi ích của các dân tộc, vì hòa bình và ổn định.

Huỳnh Dũng Nhân

Hồn dân tộc nghìn năm không chịu khuất!

Tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thời nào cũng là bức trường thành vững chắc nhất bảo vệ mầu cờ Tổ quốc, nhất là ở nơi đầu sóng ngọn gió!

Trung Quốc muốn “nắn gân” lại Việt Nam

 Khi Việt Nam đang dường như tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ, vì thế Trung Quốc muốn “nắn gân” trở lại đối với Việt Nam.

Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường

 Có thể sơ tán một gia đình. Một khu vực. Một vùng đất. Nhưng không thể sơ tán một đất nước. Chỉ có một con đường…

Biển Đông: ASEAN cần phản ứng thống nhất

 Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam và các nước láng giềng cần có một phản ứng thống nhất.

Giàn khoan: TQ mưu toan một mũi tên trúng đích nào?

Hai cái đích quan trọng của TQ mưu toan là thử thái độ của Việt Nam và thử chính sách khu vực của Hoa Kỳ.

'Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế'

"Việt Nam cũng nên đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc".