Tôi thấy là luật, hình như cũng không ngờ rằng con người có thể làm đến mức táo bạo như thế, nên là trong luật không có chữ nào cấm lấp sông và cấm chặt cây hàng loạt. 

Nhà báo Hoàng Hường: Kính thưa quý vị độc giả, ứng xử của con người với tài nguyên, thiên nhiên và môi trường là câu chuyện đang nóng lên thời gian gần đây. Làm sao để tránh được sự xung đột giữa DN và cộng đồng. Nhà nước đã làm tròn vai trong việc điều phối trách nhiệm giữa các tổ chức, DN, nhà đầu tư, cũng như trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên ? 

Tuần Việt Nam tổ chức toạ đàm cùng 3 khách mời: ông Đào Trọng Tứ, GĐ Trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu; bà Ngụy Thị Khanh GĐ Trung tâm Sáng tạo Phát triển xanh và ông Nguyễn Minh Thuyết nguyên là ĐBQH khoá XI, XII để tìm lời giải cho vấn đề trên.

Mời độc giả click vào xem clip buổi tọa đàm:


Luật không thiếu nhưng thi hành luật kém

Hoàng Hường: Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết, việc lấp sông Đồng Nai, hay là xả lũ thuỷ điện làm thiệt hại tính mạng và tài sản của người dân cuối tháng 3 vừa qua là chuyện không mới. Nhưng dư luận một lần nữa đặt câu hỏi về vai trò của Nhà nước (NN) trong điều phối để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, DN và cộng đồng. Quan điểm của ông trong chuyện này? 

Ông Nguyễn Minh Thuyết:  Tôi đã đọc các luật liên quan đến môi trường của VN như Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước; hay là một số luật về đầu tư, xây dựng... Những luật này đã quy rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong khai thác, sử dụng tài nguyên. Rồi cả những điều cấm.

Mời độc giả tham gia ý kiến xây dựng Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật TẠI ĐÂY

Có điều tôi thấy là luật, hình như cũng không ngờ rằng con người có thể làm đến mức táo bạo như thế, nên là trong luật không có chữ nào cấm lấp sông và cấm chặt cây hàng loạt.

Chúng ta dùng luật để xây dựng công trình mà lại tác động đến cả dòng nước như thế này, thì chắc chắn là vi phạm pháp luật. Đây là một trong những điều bị nghiêm cấm. Trong chuyện này, chúng ta có cảm giác những người đưa ra quyết định rất coi thường môi trường sống và thậm chí coi thường cả luật nữa.

Thứ hai, nước ta không thiếu luật. Khi chúng ta làm luật cũng đã tham khảo luật nước ngoài, chuyên gia,  tham khảo ý kiến người dân ở mức độ nhất định. Cho nên, các quy định của pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng khâu yếu nhất là thi hành luật.

Việc tùy tiện xây trung tâm thương mại dựa vào lấp sông Đồng Nai là không hề tham khảo ý dân theo quy định của luật. Thêm nữa, các Hội đồng nghiệm thu nhà nước không phải lúc nào cũng ổn. Có những trường hợp nêu ra rồi: khi các công trình thuỷ điện bị vỡ thì mới xem Hội đồng nghiệm thu làm ăn theo kiểu thế nào? Hoá ra là người ta đi copy cái đánh giá của một công trình khác, của một tỉnh khác và người ta đem xuống làm thôi. Điều này có lẽ anh Tứ nắm rõ hơn tôi! 

Ông Đào Trọng Tứ: Tôi đồng tình với ý kiến của ông Thuyết.

Về mặt pháp lý, đúng như ông Thuyết nói: chúng ta rất nhiều luật như ông Thuyết đề cập, trong đó có luật phòng chống lụt bão mới ra đời năm 2013 chứ có lạc hậu, xa xôi đâu. Sông Đồng Nai là một dòng sông lớn thứ ba ở VN, chảy qua 11 tỉnh, rất quan trọng. Do đó, trong việc này phải nói đến vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp cao, không phải chỉ riêng của tỉnh thôi đâu.

{keywords}
Ông Nguyễn Minh Thuyết và bà Ngụy Thị Khanh.

Khi UBND tỉnh Đồng Nai cho Toàn Thịnh Phát xây công trình 8,4ha trong đó có 7,7ha mặt nước làm ngay trên mặt sông Đồng Nai đã có những ý kiến trái chiều.

nhà khoa học cho là dự án đã được nghiên cứu kĩ càng, lấn sông như thế không có tác hại gì. Nhưng tôi rất bức xúc. Về mặt luật pháp chúng ta không được phép làm, như ông Thuyết nói tôi xin được không nhắc lại nữa. Về vấn đề cản trở dòng sông ở bất cứ một  dạng nào, chưa nói đến chuyện tỉnh Đồng Nai đã cho hợp tác với cơ quan khoa học nghiên cứu, chúng ta thấy đấy là vấn đề mà cần phải rất tránh.  

Cũng ở Đồng Nai, chính hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6a sau khi dư luận gay gắt lên tiếng thì Bộ TN - MT phải cho đình chỉ vì xâm phạm Vườn quốc gia Cát Tiên. Hai câu chuyện này có điểm giống nhau.

Đầu tiên là chuyện tuân thủ pháp luật. Sông Đồng Nai có hai ủy ban, UB Bảo vệ Môi trường lưu vực sông với thành phần đại diện cho 11 tỉnh, cộng với Bộ TN&MT. Rồi trước đây còn Ban quản lý quy hoạch sông mà hiện giờ vẫn duy trì một  ủy ban tại B Nông nghiệp. Khi Đồng Nai cho phép Toàn Thịnh Phát đổ đất ra sông thì bản thân các cơ quan này không vào cuộc ngay. Chỉ gần đây báo chí nêu mới bắt đầu vào cuộc, đấy là trách nhiệm.

Dân không được mà doanh nghiệp được làm?

Bà Ngụy Thị Khanh: Luật đều đưa ra các quy trình rất rõ ràng và DN họ cũng tuân thủ theo các bước đã đề ra.  Vấn đề là vai trò, tiếng nói đại diện của người dân trong câu  chuyện này như thế nào? Những “người tham gia vào trong quá trình gọi là tư cách đại diện của người dân ấy có thực sự là phản ánh tiếng nói đại diện hay không?” Câu trả lời vẫn đang bỏ trống. 

Ông Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra Luật Bảo vệ Môi trường có rất nhiều điều nói về việc tham vấn ý kiến nhân dân của các tổ chức chính trị xã hội - xã hội. Ví dụ: Điều 144 luật nói về vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Điều 145 nói về vai trò các tổ chức thành viên mặt trận, Điều 146 nói về cộng đồng dân cư. Theo đó thì ai cũng có quyền.  

Trong những trường hợp cần thiết không thể lấy ý kiến tham vấn rộng rãi thì người thực hiện phải lấy ý kiến của HĐND nhưng chúng ta biết rồi, ở nước ta chuyện này rất khó. Có những điều luật rất vô lý mà tôi thấy rằng vẫn thông qua được, bởi vì những người được hỏi ý kiến cho là chuyện này cấp trên đồng ý rồi. Thứ hai nữa là nếu có đưa ra HĐND thì bản thân HĐ cũng thường có tâm lý, đây là chủ trương của lãnh đạo rồi, khó mà bỏ phiếu không đồng tình.

Chuyện vừa xảy ra với điều 60 của Luật Bảo hiểm Xã hội đã cho thấy ngay sự bất cập này.  Tức là,  khi dân phản ứng về chính sách bất cập, phải ngay lập tức họp xử lý tình hình đề nghị Quốc hội sửa ngay một điều luật mới được QH thông qua và chưa kịp có hiệu lực thi hành.  

Điều đó chứng tỏ quá trình đưa ra các quyết sách có vấn đề. Thủ tục, hình thức thì đảm bảo hết, nhưng không giải quyết được câu chuyện bản chất.

{keywords}

Ông Đào Trọng Tứ

Hoàng Hường: Dự án lấp sông Đồng Nai đang tạm dừng. Trong trường hợp nếu Chính phủ yêu cầu phải dừng hẳn lại và moi đất đá lên để trả lại cảnh quan cũ thì UBND tỉnh Đồng Nai có phải đền bù hay không? Và chúng ta nên có cách giải quyết như nào để hài hoà lợi ích các bên, không làm nhà đầu tư nản lòng khi muốn đầu tư cho các dự án kinh tế xã hội khác?  

Ông Đào Trọng Tứ:  Một lãnh đạo cấp sở của Đồng Nai nói :đó là một công trình tạo nên một khoảng không gian đẹp đẽ cho thành phố” và,  tới 70% là dành cho khu vực công cộng. Nhưng ở đây chúng ta phải nhìn nhận rõ ràng: bất cứ quyền lợi của ai, có dành cả 100% diện tích cho công cộng cũng không được làm.

Chúng ta không thể chặn con sông để làm. Hãy tưởng tượng: tỉnh nào, thành phố nào thấy con sông đẹp cũng đua nhau san lấp để xây dựng, kể cả làm không gian công cộng thì rồi cũng sẽ phá hoại điều kiện tự nhiên.  Tỉnh vẫn lý luận theo cách tôi cho là không hợp lý. Thứ hai, về câu chuyện “tại sao người dân không được làm mà doanh nghiệp lại được làm, được tỉnh  đồng tình?".

Tôi không trách nhà đầu tư, nhưng rõ ràng họ làm vì lợi ích của bản thân họ, tất nhiên tôi cũng khẳng định họ cũng có vì lợi ích của xã hội. Nhưng tôi thấy không ổn khi chúng ta xây dựng công trình mà lợi ích của nhà đầu tư lại vênh lệch với lợi ích cộng đồng, trong khi đó người dân cũng được hỏi ý kiến nhưng rất ít.

(Còn nữa) 

Tuần Việt Nam

Ảnh: Lê Anh Dũng

Quay phim: Đức Yên, Xuân Quý

Dựng phim: Huy Phúc