{keywords}
{keywords}

Nhà hoạt động môi trường vì biến đổi khí hậu, Greta Thunberg, 16 tuổi, đã có bài phát biểu rất mạnh mẽ tại Davos năm 2020. Cô ấy kêu gọi: chấm dứt việc thăm dò, đầu tư, sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không phải vào năm 2030 mà là vào năm 2021. Cô ấy có thể sẽ là tương lai của đất nước Thụy Điển. 

Đáp lại phát biểu này của cô Greta, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: "Chúng ta cần loại bỏ những nhà tiên tri cao niên lúc nào nhìn đâu cũng chỉ thấy sự diệt vong” (ý ông ám chỉ Greta). 

{keywords}

Ông chủ của Microsoft, Bill Gates, là một thành viên tích cực của WEF. Năm 2015, ông kêu gọi nỗ lực toàn cầu để chuẩn bị cho những gì ông tin rằng sẽ là một đại dịch toàn cầu có quy mô lớn hoặc tương đương đại dịch SARS hoặc Ebola. Không ai tin điều đó. 

Gần đây, ông mới đưa ra 2 ý tưởng mà ông đang tài trợ thực hiện tại Mỹ nhưng chưa được nhấn mạnh đầy đủ tại hội nghị Davos. Bill Gates hiện tài trợ cho dự án mang tên “Pathway to Equitable Math Instruction” (tạm dịch là “Lộ trình hướng đến giáo dục toán học công bằng”).  

Dự án này ra đời với lý do là giáo dục toán học ở Mỹ đang mang tính phân biệt chủng tộc: trẻ em đến từ các gia đình thuộc các nhóm thiểu số được cho là không giỏi môn Toán, vì vậy việc yêu cầu các em phải làm bài tập Toán là khiến các em cảm thấy bị phân biệt đối xử. Cá nhân tôi không tin quan điểm này là đúng. 

Ngoài ra, liên quan đến chống biến đổi khí hậu, ông Gates đang thực hiện một chiến dịch truyền thông vận động với thông điệp rằng các nước giàu có nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế thịt, dừng tiêu thụ thịt bò và thịt lợn. Ông Gates là nhà đầu tư đứng sau các công ty sản xuất sản phẩm thay thế thịt. 

Tỷ phú đầu cơ và cũng là người sáng lập của Quỹ Xã hội mở George Soros đã phát biểu tại Davos 2019 về sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và các ông lớn công nghệ (Big Tech) cùng với các ảnh hưởng của việc này đến quản trị toàn cầu trong tương lai. 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa tuyên bố ngay trong năm 2021 rằng: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại không hiệu quả”. Và rằng các nhà lãnh đạo toàn cầu cần tập trung giải quyết vấn đề bất bình đẳng và biến đổi khí hậu. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu năm 2019: Công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra Xã hội 5.0,  “… sẽ không phải là vốn mà chính là dữ liệu sẽ kết nối và thúc đẩy mọi mặt, lấp đầy khoảng cách giàu - nghèo”. 

Còn Thủ tướng Anh Boris Johnson đã không tham dự hội nghị Davos năm 2021 với tuyên bố: “Davos là nơi hội tụ của những cái tôi vĩ đại trong bữa tiệc tán dương lẫn nhau”. 

{keywords}

Trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Joe Biden đã công bố một loạt chính sách theo đúng tinh thần của chương trình nghị sự WEF.  

Cựu Ngoại trưởng của chính quyền Obama, ông John Kerry hiện giờ là đặc phái viên về Biến đổi khí hậu và cũng là một tỷ phú đã có bài phát biểu tại hội nghị Davos 2021, đưa ra phác thảo về chương trình nghị sự tiến bộ ủng hộ chống biến đổi khí hậu của Mỹ. Trước đó, tại hội nghị Davos 2015, ông Kerry đã ủng hộ chủ trương “thịnh vượng chung”, về cơ bản tán thành chương trình nghị sự của WEF. 

{keywords}

Đã tròn 1 tháng kể từ ngày nhậm chức, chương trình nghị sự của ông Biden đang trở nên rõ ràng hơn. Có vẻ như chương trình nghị sự chính sách của ông xoay quanh 3 chủ đề trọng tâm, đan xen nhau.  

Đó là: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống của Mỹ là nguồn cơn của các vấn đề về công bằng xã hội, sự đa dạng và bao trùm; Tích cực hoạt động môi trường, bước đầu tập trung xoá bỏ nhiên liệu hóa thạch và dựa vào năng lượng tái tạo. Và quyền của người lao động, được thực hiện thông qua việc trao quyền cho các tổ chức công đoàn, thúc đẩy nhập cư cả hợp pháp và cả bất hợp pháp, áp đặt bắt buộc mức lương tối thiểu, mở rộng phúc lợi cho người lao động, bổ sung thu nhập cho người lao động thất nghiệp, hồi sinh Đạo luật y tế Obamacare và kích hoạt lại các quy định đối với người sử dụng lao động. 

Cùng với đó, thuế suất doanh nghiệp cao hơn sẽ được áp đặt, người giàu sẽ bị đánh thuế nặng nề, thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ tăng lên và các quy định của chính phủ sẽ được khôi phục. 

Đến thời điểm này, ít nhất ông Biden cũng là người tin vào việc áp dụng công nghệ trong giải quyết vấn đề môi trường và năng lượng, tuy nhiên ông chưa có phát biểu gì liên quan đến Công nghiệp 4.0 và Xã hội 5.0. 

Ông Biden sẽ thông qua các tổ chức đa phương như WEF, LHQ, EU, WHO, Ngân hàng Thế giới, Hiệp định khí hậu Paris, để đạt được các mục tiêu chính sách của mình. 

Điểm vênh giữa chính sách của ông Biden và WEF chính là ở chỗ ông ấy ủng hộ mô hình chính phủ lớn chứ không phải mô hình quản trị doanh nghiệp. Với doanh nghiệp, chủ trương của ông ấy là đánh thuế cao và gia tăng áp đặt quy định. 

Mỹ chắc chắn không phải là mô hình chuẩn của Chương trình nghị sự WEF. 

{keywords}

WEF sẽ không tiếp quản thế giới như những người cánh tả và cánh hữu lo sợ. Thay vào đó, các quốc gia riêng lẻ, chẳng hạn như Mỹ, sẽ theo đuổi chương trình nghị sự của WEF theo cách phù hợp với mình: một số nước sẽ thực hiện một phần nhỏ, một số khác sẽ thực hiện nhiều hơn.  

Các tập đoàn, với khao khát được công nhận là “người tốt”, thay vì hành xử như những kẻ xấu xa trên thị trường tự do, sẽ tiếp tục theo đuổi các dự án do WEF bảo trợ. Các tỷ phú, ông chủ ngân hàng và những người khác sẽ đứng ra tài trợ cho các dự án, cũng là một cách để họ thoát khỏi sự chỉ trích nhằm vào lòng tham của những người làm ăn. 

Kết quả chung cuộc là thế giới sẽ trở nên ngày càng hỗn tạp với nhiều cách tiếp cận khác nhau để thoả mãn được nhu cầu của các cá nhân và các quốc gia. Để rồi sau đó sẽ lại là cuộc Tái lập vĩ đại tiếp theo dưới một tên gọi mới.

Tiến sĩ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy 

Thiết kế: Huệ Nguyễn

‘Tái lập vĩ đại’ sau Covid-19: Chúng ta có nên lo lắng?

Phần 1: 'Tái lập vĩ đại’ sau Covid-19: Chúng ta có nên lo lắng?

Trong khi Covid-19 khiến nhiều quốc gia tê liệt, một số nhà lãnh đạo toàn cầu đang tận dụng nỗi thống khổ của nhân loại để thúc đẩy chương trình nghị sự mang mục đích riêng.