Một người hàng ngày đứng lớp phải lo lắng quá nhiều về thu nhập bản thân hay lo thiếu thốn khi về già sẽ khó trở thành giáo viên có năng lực, thậm chí có thể là đạo đức, để đào tạo ra những con người như xã hội trông đợi.

Nghề giáo luôn là chủ đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà ngay tại các nước châu Âu, điển hình như tại Đức. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất chính là lương bổng và các chế độ chính sách với giáo viên.

{keywords}
Chuyện cô giáo mầm non Trương Thị Lan rơi nước mắt khi nhận quyết định về hưu với mức lương hưu 1,3 triệu/tháng gây xôn xao thời gian qua. Ảnh: Văn Định/ Tuổi trẻ

Ở Đức cũng có hai nhóm giáo viên. Một là giáo viên công chức (verbeamtet) hưởng lương theo biên chế của từng bang (không cần đóng các loại phí xã hội như bảo hiểm hưu trí hay bảo hiểm thất nghiệp). Hai là nhóm giáo viên ngoài biên chế nhà nước, tức làm theo hợp đồng (angestellt).

Mức lương của giáo viên công chức dạy phổ thông từ trên 3.000 Euro (ngoài 80 triệu) đến 5.000 Euro (gần 135 triệu đồng) một tháng, trong khi giáo viên dạy ngoài biên chế thì thấp hơn. Tiền giữ lại sau thuế phí còn phụ thuộc vào độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, kết hôn hay chưa, có con hay chưa, và nhiều chế độ khác. Nhưng nhìn chung mức thu nhập này ở diện trung bình-khá so với mức sống tại Đức.

Theo một thống kê năm 2016, ở châu Âu, mức lương trung bình của giáo viên tại Đức cao thứ 2, với khoảng 55.252 Euro (gần 1,5 tỷ đồng) một năm. Đầu bảng là Luxemburg với 98.195 Euro (hơn 2,6 tỷ đồng) một năm. Thứ ba là Tây Ban Nha với 46.231 Euro (khoảng hơn 1,2 tỷ đồng một năm). Thứ tư là Anh với 41.308 Euro (hơn 1,1 tỷ đồng) một năm. Thấp nhất là Ba Lan với 15.569 Euro (gần 420 triệu) một năm.

Giáo viên tại Đức cũng có quyền dạy thêm và đăng ký qua các trung tâm dạy thêm để có thu nhập. Giáo viên có thể làm kinh tế để có thêm “đồng ra đồng vào”, nhưng chủ yếu là giáo viên bậc đại học (làm dự án với các doanh nghiệp, đoàn thể xã hội hay các công trình nghiên cứu).

Khi về hưu, giáo viên là công chức cống hiến lâu năm (ví dụ trên dưới 40 năm) sẽ nhận mức thu nhập sau thuế khoảng hơn 2.800 Euro (hơn 75 triệu đồng) một tháng, không phải trả bảo hiểm tuổi già; trong khi người làm hợp đồng không biên chế nhận được khoảng 1.700 Euro (khoảng 45 triệu đồng) một tháng.

Các khoản chi cho bệnh tật, ốm đau hay cô độc (khi về già) đã có nhà nước lo đủ. Nhiều người Việt Nam qua Đức tìm cách bám trụ cũng vì ưu điểm này của xã hội Đức – “khi còn trẻ làm đóng thuế để khi già hưởng; khi còn khỏe làm đóng thuế để khi ốm đau không phải lo chết vì không có tiền”. Tất nhiên, hệ thống thuế là chuyện khá tranh cãi tại Đức khi quốc gia này thuộc tốp đầu đánh thuế cao nhất châu Âu. Vậy nhưng giáo viên trong biên chế nhà nước không phải chịu thuế phí cao như nhiều người lao động thuộc lĩnh vực lao động khác.

Không cần “nhà lầu, xe sang” nhưng phải đủ sống

Rất khó để so sánh Việt Nam với Đức khi nền tảng của hai đất nước quá chênh lệch nhau. Tuy nhiên, suy cho cùng thì quyền lợi hay lợi ích của người làm thầy thì ở đâu cũng cần được đảm bảo và có rất nhiều điều xung quanh vấn đề này mà Việt Nam cần quan tâm trong dài hạn nếu muốn cải cách thành công giáo dục nước nhà.

Một là, chất lượng sống của giáo viên cần được quan tâm, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa. Nghề giáo vốn không phải là nghề mưu cầu “nhà cao tầng, xe bốn bánh”, nhưng để có một cuộc sống ngang bằng bình diện chung của xã hội là điều cần được đảm bảo. Cá nhân tôi không phải chuyên gia về lương bổng, nhưng những phản ánh về tình trạng lương giáo viên không đủ sống “tử tế” trong nhiều năm qua là điều không thể chối cãi. Một trong những hạn chế của chính sách lương giáo viên của Việt Nam chính là đóng khung theo một quy chế chung cho cả nước, sau đó cộng thêm phụ cấp (chia theo khu vực).

{keywords}
Cần giải quyết những bất cập đối với lương giáo viên. Ảnh minh họa

Trong khi đó ở một số nước, thu nhập công chức nói chung và giáo viên nói riêng phụ thuộc vào tính toán đề xuất của các bang (và do các bang quyết định). Ví dụ sống tại các thành phố mức sống khác nhau thì lương khác nhau; các thành phố đóng góp ngân sách khác nhau thì cũng có chính sách lương khác nhau. Việc chia nhỏ giám sát thu nhập dưới sự điều phối và giám sát của Nhà nước sẽ phù hợp với nguyện vọng của người lao động, bởi lẽ không quan trọng hàng tháng nhận lương bao nhiêu, mà là tiền tiết kiệm (sau thuế và các khoản chi trả căn bản cho cuộc sống) còn lại là bao nhiêu.

Hai là chế độ chính sách cho người làm giáo viên. Tôi thấy ở Việt Nam mình, giáo viên thường phải “làm gương” trong nhiều hoạt động. Thiên tai hạn hán, lũ lụt,… thì mỗi người một ngày lương. Hưởng ứng ngày hội này, ngày lễ kia, anh chị em làm nghề giáo cũng được kêu gọi góp phần làm gương cho học trò, thậm chí cho xã hội… Vậy mà chuyện lương hưu, bảo hiểm của người làm nghề giáo vẫn còn là nỗi đau đáu nhiều năm qua.

Trong khi họ lao động bao nhiêu năm, từ khi đất nước còn khó khăn đến khi qua cơn đói rét, đào tạo không biết bao ông bà tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ,… góp phần tái thiết đất nước mà mức lương hưu vẫn bọt bèo. Nhưng không ít thầy cô xong thủ tục nhận lương hưu đã chua, cầm đồng tiền trên tay càng thêm chát.

Rất dễ để Bảo hiểm xã hội trả lời rằng “đóng nhiều thì hưởng nhiều, đóng ít thì hưởng ít”. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội được trừ vào lương hàng tháng theo chính sách chứ không phải giáo viên tự nguyện đóng bao nhiêu thì đóng, cho nên khi số tiền trả lại quá thấp, tức cơ chế chi trả phải có vấn đề: hoặc là sai phạm, hoặc hệ thống tính toán lương hưu đã lỗi thời. Từ đây đặt ra một yêu cầu cấp thiết trong việc xem xét lại cách tính toán chế độ hưu trí cho người làm giáo viên.

Để kết lại những dòng này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng y tế và giáo dục là hai lĩnh vực thiết yếu của đất nước, khiến cho những người làm nghề này trở thành đối tượng đặc biệt: họ phải được tôi rèn đến nơi đến chốn, và song song đó phải được hưởng chế độ lương bổng xứng đáng. “Tiền không làm nên hạnh phúc, nhưng nó tạo ra sự an tâm”. Một người hàng ngày đứng lớp phải lo lắng quá nhiều về thu nhập bản thân hay lo thiếu thốn khi về già sẽ khó trở thành giáo viên có năng lực, thậm chí có thể là đạo đức, để đào tạo ra những con người như xã hội trông đợi.

Đại Thắng – Cẩm Chi

Áp lực từ “tiếng nói nhân dân” với vị Tổng thống 37 năm cầm quyền

Áp lực từ “tiếng nói nhân dân” với vị Tổng thống 37 năm cầm quyền

Hôm 18/11, hàng nghìn người dân Zimbabwe đã đổ xuống đường ở thủ đô Harare ủng hộ hành động của quân đội và đòi kết thúc 37 năm cầm quyền của Tổng thống Robert Mugabe.

Cuộc ‘sát hạch’ lớn giúp Việt Nam soi lại mình

Cuộc ‘sát hạch’ lớn giúp Việt Nam soi lại mình

Làm chủ nhà APEC cho chúng ta thêm một cơ hội nhìn rõ hơn bản thân mình, xem trong một thế giới hội nhập, ta đang có gì và đang thiếu gì. 

Thời của Bolero?

Thời của Bolero?

Quan sát cách hệ thống truyền thông mà chủ yếu là các “nhà đài” làm sự kiện bolero, người ta dễ suy đoán và ngộ nhận. Hình như đang là thời của bolero?

Biển Đông, an ninh khu vực sau ‘kịch tính TPP’

Biển Đông, an ninh khu vực sau ‘kịch tính TPP’

CPTPP sẽ có tác động lớn đối với hồ sơ Biển Đông vì khi lợi ích chung của 11 nước thành viên và các đồng minh bị đe doạ thì họ sẽ có những quyết định...

APEC 2017: Khi nguyên thủ thành 'người mẫu' quốc gia

APEC 2017: Khi nguyên thủ thành 'người mẫu' quốc gia

Các nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam đều tranh thủ quảng bá cho đất nước mình qua hình ảnh cá nhân họ.