Khi vụ khủng bố tại Tòa báo Charlie Hebdo xáy ra hồi đầu năm nay làm 11 người thiệt mạng thì công luận khi đó đã coi đây là sự kiện 11/9 của nước Pháp. Và khi vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử cận đại của nước Pháp và châu Âu xảy ra ngày 13/11/2015 thì dường như không còn cấp độ để so sánh nữa.

Khủng bố tại Paris: Có khi chỉ vì tiền?
Thảm kịch tại Paris có ý nghĩa gì với châu Âu
Vì sao một lần nữa, lại là Pháp?
Khủng bố tại Paris: Mức độ mới về tàn bạo và tinh vi

Tuy nhiên, bi kịch ở chỗ không ai đoan chắc liệu đây có là vụ khủng bố đẫm máu cuối cùng xảy ra ở cựu lục địa này nữa hay không.

Khủng bố gia tăng

Châu Âu sau thế chiến II đã chứng kiến không ít các vụ khủng bố đẫm máu, chẳng hạn như vụ khủng bố “Tháng 9 Đen” nhằm vào các vận động viên Israel tham dự Thế vận Hội Munich 1972 hay vụ đánh bom khủng bố trên tàu ở Madrid năm 2004.

Tuy nhiên, vụ khủng bố ngày 13/11/2015 lại khác và vượt xa tất cả các vụ khủng bố mà nước Pháp và châu Âu đã chứng kiến trước đó về mức độ thương vong, tình chất dã man và sự manh động. Chính vì vậy, vụ khủng bố nó đang và sẽ làm thay đối một cách căn bản tư duy cũng như cách xử lý các nguy cơ khủng bố. Xấu hay tốt tùy theo cách nhìn của từng người, nhưng chắc chắn thế giới sẽ chứng kiến một nước Pháp và châu Âu quyết đoán hơn.

Nhìn lại các vụ khủng bố tại Pháp và châu Âu thời gian gần đây như ở Toulouse 3/2012, vụ tấn công Tòa báo Charlie Hebdo ngày 1/2015 và nay là vụ khủng bố ngày 13/11/2015 ta thấy tần suất ngày càng rút ngắn lại, còn sự manh động, tính chất tinh vi và con số thương vong lại tăng lên theo cấp số nhân. Và cũng như các cuộc tấn công trước, IS mau chóng bị nêu đích danh là nghi can số 1.

{keywords}

Việc IS tổ chức tấn công khủng bố cùng lúc tại nhiều địa điểm ở Paris và chỉ một ngày sau khi Jihadi John, tức “John đao phủ”, một công dân Anh chuyên chặt đầu các con tin phương Tây bị Mỹ tiêu diệt cho thấy: (i) Những kẻ khủng bố có khả năng và nguồn lực rất lớn để tấn công trả đũa tức thời và reo rắc sợ hãi trên diện rộng; (ii) Những trấn áp của nước Pháp và châu Âu thời gian qua không làm giảm nguy có khủng bố mà làm cho các cuộc tấn công khủng bổ ngày càng manh động và man rợ hơn nhàm tìm cách “khuếch trương” thanh thế tại Trung Đông và phương Tây; (iii) Các vụ tấn công sẽ không dừng lại ở đây và nguy cơ vòng xoáy bạo lực trấn áp – khủng bố - trấn áp sẽ làm cho nước Pháp và châu Âu ngày một trở nên bất an

Nguy cơ báo trước

Nhìn rộng hơn, cuộc tấn công khủng bố tại Paris vừa qua không phải là cuộc tấn công đơn lẻ, mà thực ra đã được dự báo trước qua các vụ tập dượt tấn công khủng bố nhỏ lẻ trước đó, cũng như những cuộc thao dượt quy mô lớn hơn ở Madrid, London và gần đây nhất là Istambun, Beirut. Nó cho thấy những lỗ hổng an ninh to lớn mà châu Âu không dễ dàng “bịt” được ngày một, ngày hai:

Một là, xu hướng phân cực, cực đoan hóa về văn hóa, tôn giáo tại châu Âu dường như đã lên đến đỉnh điểm. Đối với các chính quyền EU, chính sách nhân đạo, sự khoan dung và thái độ chấp nhận của công chúng đã đến giới hạn của sự chịu đựng. Cử tri châu Âu sẽ khó có thể chấp nhận mang tiền thuế của mình để dung nạp những người mà không ít trong số đó sẽ là những kẻ phá hoại cuộc sống yên bình của họ sau này. Và điều nghịch lý là những kẻ khủng bố lại đang sốt ruột mong chờ điều đó để tạo thêm mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động khủng bố phát triển.

Hai là, châu Âu đang đứng trước nguy cơ không thể tự bảo vệ mình trước sự tấn công của khủng bố từ bên trong lẫn bên ngoài. Ở bên trong, số người Hồi giáo ở châu Âu hiện vào khoảng 44 triệu người (chiếm 6% dân số). Việc trên 6000 phần tử khủng bố gốc Hồi giáo mang quốc tịch châu Âu đang tham chiến bên cạnh IS, rồi tìm đường quay trở lại châu Âu cho thấy ngay cả khi đã định cư nhiều thế hệ thì một bộ phận người Hồi giáo cũng không thể hòa nhập hoàn toàn với người phương Tây và trở nên cực đoan hóa.

Ở bên ngoài, đường biên giới trên bộ và trên biển quá lớn lại tiếp giáp với khu vực bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi khiến cho dòng người tỵ nạn khoảng 5.000 người mỗi ngày đổ vào châu Âu không ngớt và không ai biết chắc có bao nhiêu phần trăm trong số đó là các phần tử do al Qaeda hay IS trà trộn.

Trong vụ khủng bố vừa qua tại Paris, các số liệu mới nhất cho thấy mới chỉ có khoảng 10 kẻ trực tiếp tấn công trực tiếp và đánh bom tự sát. Và cũng chừng đó đã đủ làm cho nước Pháp và châu Âu lâm vào cảnh hỗn loạn. Vậy một phần nhỏ người Hồi giáo định cư tại châu Âu hoặc những kẻ khủng bố trà trộn trong dòng người tỵ nạn thâm nhập thành công vào xã hội châu Âu thì các nguy cơ an ninh đối với châu lục này lớn đến nhường nào?

Ba là, việc xóa bỏ visa đi lại giữa 26 quốc gia thành viên của hệ thống Shengen nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch giữa các thành viên giờ đây đang cho thấy những “bất cập” vì một khi đã lọt vào một nước thành viên Shengen thì những kẻ khủng bố sẽ ung dung đi lại hầu khắp châu Âu và tiến hành các hoạt động khủng bố mà rất khó bị phát hiện.

Nước Pháp và châu Âu sẽ làm gì để bảo vệ mình

Trong một châu Âu nhất thể hóa và gắn kết chặt chẽ các lợi ích của mình với thế giới bên ngoài thì chỉ một mình nỗ lực của Pháp không thôi là chưa đủ mà châu Âu sẽ phải tiến hành hàng loạt các biện pháp tổng thể:

Trước mắt, cánh cửa đối với người nhập cư đến từ Syria, các nước Hồi giáo Trung Đông và Bắc Phi sẽ bị đóng chặt. Châu Âu sẽ tăng cường các biện pháp an ninh và kinh tế để hỗ trợ tối đa các quốc gia “tiền tuyến” nơi người tỵ nạn sẽ đi qua trong hành trình thâm nhập châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Italia, các quốc gia thuộc Nam tư cũ.

Hai là, các biện pháp an ninh nghiêm ngặt sẽ được tăng cường tại các tòa nhà chính phủ, khu vui chơi giải trí công cộng, các cơ sở thiết yếu như sân bay bến cảng. Đồng thời các biện pháp kiếm soát gắt gao các phân tử Hồi giáo hoặc các hành vi quá khích sẽ được thi hành triệt để.

Dưới sức ép của cử tri, các quốc gia thành viên EU lúc này đều phải đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên hết và nhiều khả năng sẽ áp đặt trở lại một số biện pháp kiểm soát biên giới. Không loại trừ một số điều khoản đi lại tự do trong khối Shenghen sẽ bị đình chỉ hoặc không được thực thi đầy đủ. Thậm chí, để đảm bảo an ninh một số nội luật của châu Âu có thể được sửa đổi và kèm theo đó là việc hạn chế một số quyền hiến định của người dân.

Ba là, châu Âu thấy rằng ngoài các biện pháp thắt chặt an ninh bên trong, việc giải quyết dứt điểm các điểm nóng, nguy cơ an ninh bên ngoài tại Trung Đông, Bắc Phi là điều kiện bắt buộc. Do đó, các nỗ lực ngoại giao, thậm chí cả các hành động quân sự quyết liệt nhằm giải quyết dứt điểm các điểm nóng tại Bắc Phi – Trung Đông sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Quyết tâm là vậy. Nhưng khả năng nước Pháp và châu Âu hiện thực hóa ra sao các mong muốn và ý tưởng của mình vẫn còn là bào toán chưa có đáp số.

TS Hoàng Anh Tuấn - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao