Khi Trung Quốc đẩy mạnh “Tây tiến” vào châu Á, họ sẽ có thể khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào ở đại lục này, đồng thời biến các khu vực giàu năng lượng của thế giới quanh biển Caspian và vùng Vịnh Persic thành quỹ đạo hoạt động của mình.

Một phần của đại chiến lược gây ảnh hưởng toàn cầu

Đoàn tàu Đông Phong là một phần của dự án kết nối Đông – Tây, thực chất nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh trên toàn cầu. Dư luận dự đoán trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ sở hữu các nguồn lực lớn để xây dựng các tuyến đường thương mại Á – Âu trong khuôn khổ OBOR.

Sau khi được gắn mác “phân xưởng của thế giới”, Trung Quốc thay vì chỉ trích đường lối thể chế kinh tế của Mỹ đã nhanh nhảu gắn bó với nó. Các tuyến đường thương mại mang tên Con đường Tơ lụa Mới của Trung Quốc đang hối hả chăng mắc như mạng nhện.

London là ga cuối trong hành trình dài 12.000 dặm, gồm một mạng lưới tuyến đường thương mại dài và phức tạp mà Trung Quốc đã nỗ lực thiết lập trong những năm gần đây. Nhưng các tuyến đường này còn mang lại lợi ích nhiều hơn thương mại. Chúng nằm trong chiến lược của Trung Quốc nhằm xây dựng một xã hội châu Á quốc tế và là cú hích địa chính trị có tính toán xuyên khắp châu Á đại lục.

{keywords}

London là ga cuối trong hành trình dài 12.000 dặm, gồm một mạng lưới tuyến đường thương mại dài và phức tạp mà Trung Quốc đã nỗ lực thiết lập trong những năm gần đây. 

Trung Quốc đang ngày càng nung nấu cho tham vọng bá chủ. Dự án OBOR đã được khởi xướng bên cạnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một tổ chức an ninh lớn trong khu vực, và kết hợp với việc xây dựng quan hệ với các nước quanh Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Trung Quốc cũng nỗ lực ký một thỏa thuận thương mại tự do quy mô lớn với 10 nước Đông Nam Á, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Dự án trên là trọng tâm của chiến lược “Tây tiến” và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, tạo ra một phương tiện để tung các doanh nghiệp Trung Quốc ra khắp châu Á. Năm 2015, 44% dự án xây dựng của Trung Quốc ở nước ngoài được thi công dọc Con đường Tơ lụa Mới. Con số này đã tăng lên hơn 52% trong năm 2016. Với 4.000 tỷ USD dành cho dự án này, đây là sức mạnh mềm được triển khai trên quy mô lớn. Với sự tham gia của 60 quốc gia, Trung Quốc đang biến châu Á thành một thực thể khổng lồ và liên kết.

Vẫn còn một số khu vực nhỏ chưa được kết nối, nhưng có một triển vọng thực sự về một khu vực Đại châu Á sẽ nổi lên trước khi hết thế kỷ 21. Khi trở thành hiện thực, khu vực này có thể vượt qua EU về quy mô, tầm vóc và tiềm lực kinh tế. Thương mại trong khu vực OBOR hiện đã đạt đến hơn 2.200 tỷ USD trong vòng 10 năm (gần đuổi kịp con số 3.100 tỷ USD thương mại hàng hóa nội khối của EU).

Thành công của sáng kiến trên có thể dẫn tới các tác động sâu rộng đối với các nước châu Á có liên quan, cũng như đối với trật tự quốc tế. Khi Trung Quốc đẩy mạnh “Tây tiến” vào châu Á, họ sẽ có thể khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào ở đại lục này, đồng thời biến các khu vực giàu năng lượng của thế giới quanh biển Caspian và vùng Vịnh Persic thành quỹ đạo hoạt động của mình.

Việc Trung Quốc thực hiện dự án OBOR chính là một biện pháp để thể hiện sự tự tin mới của Bắc Kinh, đồng thời gửi thông điệp về nỗ lực của họ nhằm trở thành trái tim châu Á. Dự án này cộng với một quan hệ đối tác với ASEAN và nỗ lực củng cố nhóm an ninh SCO sẽ tạo ra 3 vòng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á. Chúng giúp nhân lên sức mạnh của Trung Quốc và tạo cho họ một giọng nói đáng tin cậy, dù không phải lúc nào cũng được hoan nghênh, từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương.

Thảo Linh