Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.

Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết. 

Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được – ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi – với các nước còn lại trên thế giới.

Thế nhưng Nagasaki – và Nhật Bản nói chung – không phải luôn luôn mở cửa với thế giới, vượt qua đại dương để kết nối với các nước khác, từ những láng giềng gần như Trung Quốc tới những đồng minh xa xôi như Mỹ. Trong nhiều thế kỷ, tâm trí người Nhật Bản, và những đường biên giới nước này, hoàn toàn khép kín.

{keywords}
Ảnh:Reuters

Trên một sườn đồi ở Nagasaki có một thứ gợi nhớ rõ ràng về sự khép kín cực đoan này. Một tượng đài tưởng niệm sự tử vì đạo của 26 người Công giáo La Mã, những người đã bị đóng đinh vào giá chữ thập vào cuối thế kỉ 16 trong một nỗ lực (của triều đình) nhằm dập tắt sự phát triển của Thiên Chúa giáo tại Nhật Bản. Đạo diễn phim người Mỹ Martin Scorsese hiện đang hoàn thành một tác phẩm phỏng theo những sự kiện đó, dựa trên cuốn tiểu thuyết của Shusaku Endo mang tên Sự im lặng (Silience).

Nhật Bản đón chào sự hiện đại hóa những thế kỷ tiếp sau đó, với phong trào Minh Trị Duy Tân kéo dài hàng thập kỉ bắt đầu từ cuối những năm 1860. Thế nhưng, thay vì làm mất đi những sự kết nối với bản sắc văn hoá và truyền thống của mình, Nhật Bản đã hoà nhập cả hai, đi lên nhưng không làm mất đi tầm nhìn về quá khứ. Sự cân bằng này được thể hiện trong kiến trúc Nhật Bản, những kiến trúc tuy hiện đại nhưng vẫn mang dấu ấn truyền thống.

Vậy tất cả những điều này liên quan gì tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ? Có một điều, Mỹ, cũng như một số nơi ở Châu Âu, hiện đang có nguy cơ bước vào thời đại khép kín trong suy nghĩ lẫn những đường biên giới.

Nhưng hành động đơn phương sẽ chắc chắn không phải là lựa chọn tốt nhất.

Có lẽ Mỹ, cùng với các đồng minh của mình ở châu Á, có thể thay đổi chút ít cách tiếp cận đối với việc theo đuổi bất hợp pháp các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chắc chắn rằng điều này sẽ không nhận được sự ủng hộ từ các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhưng điều này cũng cần có đi có lại.

Khi nhìn ra thế giới từ Nagasaki, sự cần thiết duy trì sự đa nguyên và mở cửa, trong khi thúc đẩy chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á, trở nên thực sự rõ ràng. Đó là một quan điểm mà tổng thống Mỹ tiếp theo cần theo đuổi.

Chris Patten

Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Anh ở Hồng Kông và là một cựu uỷ viên đối ngoại của Liên minh Châu Âu, là hiệu trưởng Đại học Oxford.

Chuyên mục hợp tác cùng Chuyên trang Nghiên cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.org)

Tuần Việt Nam lược trích và đặt lại tiêu đề.