Đối với Tổng thống Putin, cơ hội để xen vào quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, NATO và EU là một cái giá quá nhỏ để làm dịu cơn giận của người Nga liên quan đến sự cố máy bay Su-24. Có lẽ ông nhận thấy Erdogan có nhiều điểm chung.

Nhiều thế kỷ qua, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thù không đội trời chung và các nỗ lực cách đây một thập kỷ nhằm thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược đã sụp đổ hoàn toàn vì cuộc nội chiến ở Syria. Trong khi Moscow ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Ankara lại hỗ trợ các nhóm nổi dậy chống lại ông Assad. Quan hệ giữa hai bên rơi xuống điểm thấp nhất hồi tháng 11/2015, khi máy bay Thổ bắn rơi một chiếc Su-24 của Nga gần biên giới Syria với cáo buộc vi phạm không phận Thổ. Nga áp đặt trừng phạt và một lần nữa đóng băng quan hệ.

Nhưng ngay trước âm mưu đảo chính bất thành diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã quyết định không thể chịu thêm “cuộc chiến tranh lạnh” với Moscow và bắt đầu cởi mở hơn với Điện Kremlin. Cuộc đảo chính bất thành dường như là chất xúc tác cho việc này: ngày 9/8, ông Erdogan đã gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin và hai bên đã tiến một bước lớn hướng tới bình thường hóa quan hệ.

{keywords}

Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã gặp nhau lần đầu kể từ sau vụ bắn rơi Su-24 Nga. Ạh: Sputnik

Việc hai Tổng thống thông báo kích hoạt các quan hệ thương mại và năng lượng diễn ra đúng vào thời điểm hai nước đang gặp trục trặc về kinh tế và đều đang căng thẳng với phương Tây. Đối với Tổng thống Putin, cơ hội để xen vào quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, NATO và EU là một cái giá quá nhỏ để làm dịu cơn giận của người Nga liên quan đến sự cố máy bay Su-24. Ông nhận thấy ở Erdogan một vị lãnh đạo có nhiều điểm chung với mình.

Cuộc thanh lọc các phần tử đối lập của nhà lãnh đạo Thổ sau cuộc đảo chính đã gióng hồi chuông cảnh báo giới lãnh đạo EU, những người đã động viên Ankara tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể gia nhập EU vào một thời điểm nào đó trong tương lai và hứa hẹn áp dụng miễn thị thực cho du khách Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực Schengen. Nhưng chẳng có ngày tháng cụ thể nào được ấn định cho cả hai việc này và một số nước thành viên EU còn cảnh báo rằng sẽ phủ quyết đơn gia nhập của Thổ. Đã đến lúc châu Âu không thể để ngỏ cả hai lựa chọn trên, để Thổ Nhĩ Kỳ không phá vỡ một thỏa thuận đã ký nhằm ngăn chặn người tị nạn Syria vào châu Âu.

Nhưng ông Erdogan dường như đang lạnh nhạt với châu Âu: không có lãnh đạo nào từ châu lục này tới Ankara kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính làm hơn 240 người thiệt mạng, đa số là dân thường; còn Mỹ thì từ chối dẫn độ ngay lập tức Fethullah Gülen, một giáo sĩ Hồi giáo sống tại Pennsylvania (Mỹ), mà Ankara cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính. Trong khi phương Tây khoanh tay đứng nhìn, cuộc điện thoại gần như ngay lập tức của ông Putin nhằm bày tỏ tình đoàn kết với ông Erdogan như một sự động viên tinh thần giá trị. Không nhận được sự ủng hộ xứng đáng từ châu Âu và Mỹ, Erdogan tìm kiếm liên minh ở nơi khác. Chuyến thăm Nga là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ sau cuộc đảo chính khiến quan hệ giữa Thổ với Mỹ và EU bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc Nga và Thổ cải thiện quan hệ cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nga trong các vấn đề Trung Đông, nhất là cuộc xung đột tại Syria, trong bối cảnh Mỹ đang rút lui khỏi khu vực này. Sự xích lại gần nhau này cũng có một ý nghĩa lớn đối với bản thân NATO. Cơ sở hạt nhân của Mỹ ở Incirlik là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của phương Tây, việc Thổ Nhĩ Kỳ rời NATO sẽ gây tổn thất lớn cho tổ chức này. Đó là chưa kể nguy cơ căng thẳng gia tăng trong lòng NATO khi một thành viên (Thổ) kết thân với đối thủ (Nga).

Có thể một Erdogan yếu đi đang cần quan hệ ấm hơn với Nga, hơn là ông Putin cần đến Thổ. Nhưng lãnh đạo Nga đã nắm bắt cơ hội này để gây ra nỗi sợ mới ở cả EU và Mỹ. “Nhử” Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi phương Tây, Nga đang áp dụng một bước thay đổi cuộc chơi về lâu dài nhằm tái định hình quan hệ địa chính trị trên diện rộng.

Trong khi người dân Mỹ bắt đầu ngán ngẩm đòi kiểm tra xem ứng cử viên Tổng thống Donald Trumps có vấn đề hay không, châu Âu rậm rịch đòi tuần tra Biển Đông nhằm bán vũ khí, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đòi thượng đài đấm Trumps nhưng lại “đi đêm” mặc cả với Trung Quốc....bộ đôi “song sinh” Putin - Erdogan lại bắt tay nhau chia ván bài mới./.

Đức Đan