- Giám đốc tài chính tập đoàn Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada và sẽ được dẫn độ sang Mỹ. Chuyện gì đang xảy ra?

Ngoài mặt, theo giấy của tòa án Vancouver, nơi bà Mạnh bị bắt tại một sân bay, thì vụ bắt bớ này được cảnh sát Canada thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. Tờ báo đầu tiên tại Mỹ đưa tin này là Wall Street Journal, bà bị cáo buộc đã vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ.

Đương nhiên Bắc Kinh lên tiếng ngay, bảo rằng phải trả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức, rằng bà Mạnh không làm gì sai.

{keywords}
Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada và sẽ được dẫn độ sang Mỹ. Chuyện gì đang xảy ra?

Nhưng nếu đi ngược thời gian thì đây chỉ là vụ mới nhất mà các quốc gia phương Tây chống lại Hoa Vi, công ty sản xuất điện thoại di động, thiết bị viễn thông số một của Trung Quốc và hàng đầu của thế giới.

Đầu tháng Năm năm nay Bộ quốc phòng Mỹ ra lệnh không được bán điện thoại Hoa Vi, và ZTE, một công ty khác của Trung Quốc, trong khuôn viên tòa nhà Ngũ giác đài, thì lo ngại các điện thoại của hai công ty này có cài thiết bị nghe lén.

Hồi tháng 10/2013 Hoa Vi bị nước Úc cấm tham gia đấu thầu xây dựng đường truyền băng thông rộng của nước này, cũng vì lý do an ninh.

Tháng sáu cùng năm, các nhà lập pháp Anh tỏ ra lo ngại về việc Hoa Vi tham gia vào một trung tâm an ninh mạng tại nước Anh.

Vào năm 2012, Quốc hội Mỹ cũng đã có một phúc trình cho rằng Hoa Vi và ZTE có thể đe dọa an ninh nước Mỹ.

Công ty Hoa Vi được ông Nhậm Chính Phi, một sĩ quan Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc thành lập năm 1987, có trụ sở chính ở Thẩm Quyến, khu vực kinh tế phồn thịnh nhất miền Nam Trung Quốc. Ông Nhậm chính là cha của bà Mạnh Vãn Châu vừa mới bị bắt. Bà Mạnh lấy họ mẹ, và được cho là vì bố mẹ đã li dị. Nhưng cũng có người nói là con cái các cán bộ cao cấp của Trung Quốc khi ra nước ngoài thường mang họ khác cha mình để giữ bí mật. Bà Mạnh Vãn Châu còn có hai tên bằng tiếng Anh là Cathy và Sabrina.

Chỉ trong vòng hơn 30 năm Hoa Vi đã phát triển vượt bậc, cùng với Samsung và Apple, là ba công ty cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Ngoài ra Hoa Vi còn cung cấp vô số thiết bị viễn thông cơ sở hạ tầng. Và cũng giống như nhiều công ty Trung Quốc khác, sản phẩm của Hoa Vi lúc nào cũng rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh.

Hoa Vi nói rằng chủ sở hữu của mình là các công nhân viên chức của công ty với hình thức cổ phần. Nhưng các quốc gia phương Tây thì cho rằng đằng sau Hoa Vi chính là đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc. Và đây chính là lý do chính cho những cáo buộc của phương Tây đối với Hoa Vi trong vài năm nay, với lo ngại đây là cánh tay nối dài của chính phủ Trung Quốc dùng để đánh cắp các bí mật công nghệ phương Tây, cũng như do thám các quốc gia này.

Nhưng vụ bắt bà Mạnh lại diễn ra ở một thời điểm đặc biệt. Bà bị cảnh sát Canada cầm giữ vào ngày 1/12, cùng một ngày với cuộc hội đàm thương mại giữa Tổng thống Donald Trump của Mỹ và Chủ tịch tập Cận Bình của Trung Quốc tại Argentina. Kết quả của cuộc hội đàm này là một cuộc hưu chiến thương mại 90 ngày, mà nó sẽ kết thúc ra sao thì chưa ai biết được.

Tới năm ngày sau khi bà Mạnh bị bắt thì thế giới mới biết chuyện, không khỏi đặt dấu hỏi cho những ai quan tâm tới thời sự. Nếu người Mỹ và Canada giữ kín việc bắt giữ thì dễ hiểu, nhưng cũng phải đến khi báo chí đưa tin này ra thì Bắc Kinh mới lên tiếng.

Vậy có phải thực sự Bắc Kinh không phải là người điều khiển Hoa Vi như họ tuyên bố?

Và tại sao lại là một giám đốc tài chính? Tức là lý do vi phạm lệnh cấm vận tài chính với Iran như Mỹ và Canada đưa ra là chính xác?

Và nên nhớ là cách đây chưa lâu Tổng thống Trump đã “ra ơn” không cấm ZTE mua thiết bị của Mỹ, cứu công ty này khỏi phá sản.

Và nếu theo dõi những chính sách của chính quyền Mỹ hiện nay trong hai năm qua, thì có thể thấy rõ họ đặt trọng tâm vào việc chống lại Iran tại vùng Trung Đông, nên lý do Iran có thể là đúng, nhưng bên cạnh đó, Mỹ lại cũng đã miễn trừ có thời hạn cho Trung Quốc mua dầu của Tehran?

Nhưng có một điểm nhất quán của chính quyền Mỹ từ vài năm nay, mặc dù bên ngoài người ta dễ có cảm tưởng rằng chính quyền ông Trump không ưa chính quyền tiền nhiệm của ông Obama, đó là lo ngại sự cạnh tranh về khoa học kỹ thuật của Bắc Kinh, nhất là Trung Quốc không hoàn toàn tôn trọng những giá trị thị trường như người Mỹ, thường xuyên có những cáo buộc ăn cắp công nghệ, với sự giúp đỡ tài chính của nhà nước.

Trong khi chờ mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn, thì quốc gia ở giữa là Canada rơi vào thế lưỡng nan, một mặt họ chia sẻ những giá trị xã hội, quyền lợi lâu dài với người láng giềng Hoa Kỳ hùng mạnh, mặt khác những trả đũa về tài chính và kinh tế ngắn hạn, ngay trước mắt cũng làm cho Ottawa vô cùng lo ngại.

Joaquin Nguyễntừ Virginia- Hoa Kỳ.

Đằng sau chiếc “phanh” hãm cuộc thương chiến Mỹ – Trung?

Đằng sau chiếc “phanh” hãm cuộc thương chiến Mỹ – Trung?

Cuộc gặp Trump – Tập được tuyên bố là đôi bên cùng thắng, tuy nhiên, đừng tin vào những gì quảng cáo.

Trung Quốc làm nông dân Pháp mất ăn mất ngủ

Trung Quốc làm nông dân Pháp mất ăn mất ngủ

Điều mà nông dân Pháp thực sự lo là các nguồn tài chính khổng lồ của các nhà đầu tư Trung Quốc, có thể được hậu thuẫn bởi các quỹ nhà nước của Trung Quốc.

Mỹ đang giúp Trung Quốc gột rửa “nỗi nhục trăm năm”?

Mỹ đang giúp Trung Quốc gột rửa “nỗi nhục trăm năm”?

Cạnh tranh Mỹ- Trung tại Biển Đông không có lợi cho ổn định khu vực.