Thử nghiệm thực tế

Các chuyên gia cho rằng quá trình không thể tính toán theo công thức, mà phải thông qua thử nghiệm thực tế.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ quan vốn ủng hộ việc đạt được miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm phòng thay vì cho phép dịch bệnh lây lan, cho biết điều này không thể đạt được trên toàn cầu trong năm nay, một phần do hạn chế tiêm chủng ở các nước đang phát triển và sự xuất hiện của những biến thể virus SARS-CoV-2 mới.

{keywords}
Tiêm vắc xin Covid-19 tại tỉnh Liêu Ninh tháng 6/2021. Ảnh: THX

Đến ngày 16/6, gần 16 triệu người ở Bắc Kinh, tức hơn 80% số người đủ điều kiện tiêm phòng, đã hoàn thành phác đồ chủng ngừa. Con số trên tương đương hơn 70% cư dân tại đây đã được tiêm phòng đầy đủ. Cuối tuần trước, 18,3 triệu người đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin.

Mức độ tiêm chủng ở Bắc Kinh tương tự như San Francisco, nơi đang trên đà trở thành đô thị đầu tiên ở Mỹ đạt miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm chủng cho 74% số người trên 12 tuổi, độ tuổi tối thiểu đủ điều kiện để chích ngừa. Ở San Francisco, tính đến ngày 2/7, 67% cư dân đã được tiêm đủ liều vắc xin.

Nhà chức trách Trung Quốc đang ưu tiên các thành phố có nguy cơ hứng chịu số ca bệnh nhập khẩu cao hơn, những đô thị ở vùng biên giới hoặc đô thị lớn tiếp cận rộng rãi hơn với vắc xin, tạo điều kiện chủng ngừa cho nhiều người hơn.

Đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc đã bắt đầu tiêm chủng đại trà vào tháng 3 để “nhanh chóng xây dựng hàng rào miễn dịch” trước 2 sự kiện lớn là diễn đàn châu Á Bác Ngao 2021 (BFA) vào tháng 4 và hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng quốc tế Trung Quốc vào tháng 5. 

Tại thành phố nghỉ mát Tam Á với hơn 1 triệu dân, tính đến ngày 25/6, hơn 755.000 người, chiếm 73% tổng dân số đã được tiêm đủ liều vắc xin.

Tại Thượng Hải, hơn 16,8 triệu người, tức hơn 67% trong tổng số 25 triệu dân đã hoàn thành tiêm chủng trước ngày 29/6. Tiếp theo là hai thành phố lớn khác, gồm Hải Khẩu với 61% cư dân đã tiêm vắc xin đủ liều vào ngày 21/6 và Thâm Quyến với 57% trong tổng số 17 triệu dân đã chủng ngừa đầy đủ vào ngày 26/6.

Cuộc sống bình thường mới

Ở những thành phố nói trên, tỷ lệ người dân được tiêm ít nhất một liều vắc xin còn cao hơn. Song, các biện pháp phòng chống dịch và giãn cách xã hội nghiêm ngặt như đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và đăng ký mã sức khỏe cá nhân vẫn tiếp tục được áp dụng.

{keywords}
Đeo khẩu trang đã trở thành thói quen. Ảnh: Reuters

Fan Fan vẫn đeo khẩu trang khi xếp hàng cùng một người bạn để vào một nhà hàng ở trung tâm Bắc Kinh tuần trước mặc dù trời rất nóng và cô đã được tiêm phòng.

“Tôi đeo khẩu trang nhiều tháng như vậy nên đã thành thói quen. Tôi cảm thấy lạ khi có ai đó không đeo khẩu trang ở nơi công cộng", nữ nhân viên văn phòng 25 tuổi nói.

Trên đường đến nhà hàng, Fan đi tàu điện ngầm, nơi cô được đo thân nhiệt trước khi được phép quẹt thẻ y tế mã hóa. Một nhân viên bảo vệ đi dọc các toa tàu để đảm bảo mọi người đều đeo khẩu trang đúng cách.

“Việc quét hiển thị mã sức khỏe của tôi chỉ mất vài giây. Những bất tiện như vậy không thể so sánh với việc bị nhiễm Covid-19. Thành thật mà nói, tôi cảm thấy an toàn nếu mọi người đeo khẩu trang ở nơi công cộng", Fan bày tỏ.

Các chuyên gia y tế nhiều lần tuyên bố, Trung Quốc sẽ cần duy trì những hạn chế, chẳng hạn như kiểm soát chặt biên giới và các quy tắc giãn cách để ngăn chặn các đợt bùng dịch lớn trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia nói cần có những thử nghiệm để xác nhận xem mức độ bảo vệ đó có đạt được hay không.

Đã tiêm 1,29 tỷ liều vắc xin

Giới chuyên gia nhìn chung nhất trí rằng, ít nhất 70% dân số cần được miễn dịch, thông qua tiêm chủng hoặc từng nhiễm virus trước đây, để đạt được miễn dịch cộng đồng. Do hầu hết các thành phố  không có ổ dịch lớn nên Trung Quốc dựa vào các chương trình tiêm chủng đang tăng tốc để đạt được sự bảo vệ đó.

Trong bối cảnh mức độ lây lan đang thay đổi do sự xuất hiện của các biến thể virus và việc chưa xác định được mức độ bảo vệ của các vắc xin Trung Quốc, một số chuyên gia y tế cộng đồng, bao gồm cả chuyên gia hô hấp Zhong Nanshan và nhà dịch tễ học của chính phủ Shao Yiming tin nước này cần tiêm vắc xin cho 80 - 85% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.

John Kaldor, giáo sư Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales, cho biết khả năng miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ngay cả khi đạt được, sự bảo vệ có thể không bền vững.

Vắc xin có thể ngăn ngừa một số ca bệnh có triệu chứng nhưng vẫn chưa rõ chế phẩm này có thể ngăn ngừa những bệnh nhân không triệu chứng làm lây truyền virus tốt ra sao.

“Một quốc gia có thể đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng hôm nay nhưng sẽ mất đi vào ngày mai do những yếu tố này. Xác suất bùng dịch về cơ bản giảm đáng kể khi mức độ miễn dịch tăng lên, nhưng nó không giảm xuống bằng 0. Những hiểu biết hiện tại không cho phép chúng tôi ước tính tác động của các yếu tố này với độ chính xác cao”, ông Kaldor bày tỏ.

Theo Suzanne Judd, giáo sư thuộc Trường y tế công, Đại học Alabama, thay vì “kiểm tra” khả năng miễn dịch cộng đồng, các quốc gia sẽ cần theo dõi chỉ số ca mắc Covid-19 sau khi đạt tỷ lệ tiêm chủng nhất định.

“Chúng ta không thể đo lường khả năng miễn dịch cộng đồng một cách trực tiếp nếu không có đầu tư lớn và chuyển hướng nguồn lực sang xét nghiệm hơn là tiêm phòng. Vì điều đó rất tốn kém nên chỉ số tốt nhất là xem xét mức độ ca bệnh hoặc tỷ lệ tiêm chủng. Sau khi 70% dân số được chủng ngừa, các ca bệnh cần giảm xuống mức mà chúng ta cho là 'an toàn'. Đó sẽ là cách tốt nhất để theo dõi khả năng miễn dịch của cộng đồng ở bất kỳ quốc gia nào”, bà Judd giải thích.

Theo ông Kaldor, với việc Trung Quốc hầu như được bảo vệ thông qua các biện pháp xét nghiệm nghiêm ngặt và kiểm dịch gắt gao ở biên giới, các thành phố có tỷ lệ tiêm chủng cao cần mở cửa trước và xem dân số được bảo vệ tốt như thế nào. Sự không chắc chắn nhấn mạnh giá trị của việc thu thập và phân tích dữ liệu toàn diện để hướng dẫn các phản ứng sức khỏe cộng đồng ngay lập tức.

Bắc Kinh, nơi sẽ tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông vào tháng 2/2022 hầu như vẫn đóng cửa. Một số chuyến bay nước ngoài được điều hướng đến những thành phố khác trước tiên và các cuộc họp cấp cao được triệu tập dưới dạng trực tuyến hoặc diễn ra ở các tỉnh thành khác.

Thủ đô Trung Quốc đã lên lịch cho một loạt sự kiện, bao gồm Giải vô địch trượt băng nghệ thuật mở rộng châu Á từ ngày 13 - 17/10, sự kiện được coi là cuộc sát hạch trước Thế vận hội mùa đông. Hội nghị Giao thông vận tải bền vững toàn cầu lần thứ hai của Liên hợp quốc, vốn bị hoãn từ tháng 5/2020 cũng được dời lịch tổ chức vào giữa tháng 10.

Một quan chức trong Ủy ban Y tế quốc gia, phụ trách phòng chống và kiểm soát dịch bệnh chia sẻ với tạp chí Caijing hồi tháng trước rằng, Trung Quốc dự kiến sẽ tiêm chủng cho 75 - 80% dân số vào tháng 10, khi một số địa phương có thể bắt đầu điều chỉnh dần những biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Nước này đã tiêm được khoảng 1,29 tỷ liều vắc xin tính đến ngày 3/7.

Quỳnh Anh (Theo SCMP)

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

Thành phố những ngày giãn cách cho tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm với nhiều trăn trở khôn nguôi về những gì người dân nói, đồng nghiệp nói, học trò của mình nói.