- Các cuộc tập trận Nga – Trung quy mô lớn vừa qua là một thông điệp rõ ràng gửi tới Mỹ và châu Âu: nếu các bạn tiếp tục gây sức ép với chúng tôi bằng trừng phạt, thuế quan và triển khai quân sự, chúng tôi sẽ nắm tay nhau và tiến lên phía trước.

Kỳ 1: Liên minh Nga-Trung có thể đảo lộn chiến lược quân sự Mỹ

{keywords}
Moscow vui vẻ sống chung với thực tế là Bắc Kinh đang thâm nhập vào các nền kinh tế Trung Á chừng nào họ còn chính thức tôn trọng Liên minh Kinh tế Á – Âu, một khối thương mại do Moscow đứng đầu, cho phép các công ty Nga quyền tiếp cận ưu tiên vào các thị trường tại Kazakhstan và Kyrgyzstan, và không thách thức vai trò tự quyết của Nga như nhà bảo trợ an ninh chính trong khu vực này. Ảnh: Ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin - RIA Novosti/Reuters

Từ nghi ngại đến thân thiện

Dù có nhiều lợi ích chung, Điện Kremlin vẫn e dè Trung Quốc, cho mãi tới gần đây, bởi sự bất cân bằng về dân số giữa vùng Viễn Đông thưa dân của Nga và các tỉnh biên giới của Trung Quốc. Các tỉnh này là nhà của khoảng 120 triệu người, một số đã đến sinh sống như lao động nước ngoài ở Siberia. Điện Kremlin lo ngại nếu người nhập cư Trung Quốc tiếp tục đổ xô sang Siberia, dần dần giành quy chế công dân Nga, thì xu hướng này có thể dẫn tới hậu quả về lâu dài là đánh mất lãnh thổ.

Một lý do khác khiến người Nga lo ngại là tình trạng Trung Quốc đánh cắp công nghệ quân sự nhạy cảm của Nga, như vụ bản thiết kế máy bay chiến đấu Su-27 (Trung Quốc đã tạo thành phiên bản của mình mang tên J-11B) từng khiến doanh thu từ bán vũ khí của Nga giảm mạnh trong năm 2005. Cuối cùng, tầm ảnh hưởng gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc thông qua các biện pháp như Sáng kiến Vành đai và Con đường đã trở thành nguyên nhấn khiến Moscow lo ngại tại Trung Á, nơi Nga từ lâu coi là “sân sau” của mình.

Bị xa lánh bởi những đợt trừng phạt liên tiếp của phương Tây, Điện Kremlin quay lại với Bắc Kinh để tìm nguồn lực tài chính, công nghệ và các thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Nga.

Trước khi làm như vậy, Chính phủ Nga đã tiến hành một nghiên cứu liên cơ quan về các nguy cơ tiềm ẩn của việc xích lại gần hơn với Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã giúp giảm các lo ngại trước đó của Điện Kremlin và chứng minh rằng nhiều trong số các lo lắng nói trên thực tế là thái quá. Chẳng hạn, dù số người Trung Quốc tại Nga theo ước tính không chính thức đã lên tới hơn 2 triệu người, nhưng chính phủ phát hiện rằng nó không vượt quá 600.000 người, bởi một nửa người Trung Quốc nhập cư đang sống tại các phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu, nơi có các cơ hội việc làm lớn hơn, chứ không phải ở vùng Viễn Đông Nga. Lương đang tăng tại Trung Quốc xuất phát từ sự sụt giảm lực lượng lao động, và tốc độ tăng trưởng GDP, cộng với sự suy thoái của nền kinh tế Nga và sự mất giá của đồng ruble trong năm 2014-2015, đã khiến Nga ngày càng ít hấp dẫn hơn đối với người lao động Trung Quốc.

Điện Kremlin cũng kết luận rằng ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đang phát triển nhảy vọt là nhờ lượng đầu tư lớn vào nghiên cứu phát triển trong nước. Trong chưa đầy một thập kỷ tới, Quân giải hóng nhân dân (PLA) của Trung Quốc sẽ ít cần các hệ thống do Nga sản xuất, từ đó giảm các cơ hội của Nga bán vũ khí sang Trung Quốc.

Cuối cùng, Moscow thừa nhận rằng tham vọng kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc tại Trung Á là khó tránh khỏi. Sự thâm nhập sâu hơn của Trung Quốc vào khu vực này trên thực tế khiến Bắc Kinh bớt muốn tìm các con đường xuất khẩu sang châu Âu đi qua Nga, và tạo ra sức ép mới lên các nhà xuất khẩu của Nga trong thị trường cốt lõi của mình. Nhưng Moscow vui vẻ sống chung với thực tế là Bắc Kinh đang thâm nhập vào các nền kinh tế Trung Á chừng nào họ còn chính thức tôn trọng Liên minh Kinh tế Á – Âu, một khối thương mại do Moscow đứng đầu, cho phép các công ty Nga quyền tiếp cận ưu tiên vào các thị trường tại Kazakhstan và Kyrgyzstan, và không thách thức vai trò tự quyết của Nga như nhà bảo trợ an ninh chính trong khu vực này.

Kết quả của sự thay đổi trong cách tiếp cận nói trên là sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc ngày một gia tăng từ năm 2014, và việc các ngân hàng Trung Quốc cung cấp các khoản vay rộng rãi cho các công ty nhà nước lớn của Nga và các thành viên thân cận của Tổng thống Vladimir Putin hiện đang nằm trong nhiều danh sách bị trừng phạt khác nhau. Ý định “lấy” lòng trung thành của Nga này dường như đang thành công, khi Điện Kremlin không còn tin rằng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể trở thành hiện thực. Việc Quốc hội Mỹ thông qua với số phiếu gần nhau tuyệt đối một gói trừng phạt mới chống Nga hồi tháng 8/2017 đã thuyết phục nhiều người ở Moscow rằng chừng nào ông Putin còn nắm quyền lực, quan hệ với Washington khó mà được cải thiện.

Thái độ thù địch của Washington đối với Bắc Kinh và Moscow đã trở thành một nhân tố chính trong việc cải thiện quan hệ Nga – Trung. Chiến lược an ninh mới của Mỹ đã gộp Trung Quốc và Nga với nhau bằng cụm từ “âm mưu phá hoại an ninh và thịnh vượng của Mỹ”, giống như Chiến lược Mạng mới của Bộ Quốc phòng. Những lo ngại ngày càng gia tăng của Mỹ về Trung Quốc và Nga đã có từ trước thời chính quyền Tổng thống Trump, nhưng chúng đã khuyến khích lãnh đạo hai nước này tìm điểm chung. Các cuộc tập trận Nga – Trung quy mô lớn vừa qua là một thông điệp rõ ràng gửi tới Mỹ và châu Âu: nếu các bạn tiếp tục gây sức ép với chúng tôi bằng trừng phạt, thuế quan và triển khai quân sự, chúng tôi sẽ nắm tay nhau và tiến lên phía trước.

Một quan hệ đối tác nguy hiểm

Quan hệ đối tác an ninh Trung – Nga cũng có các giới hạn của nó. Moscow và Bắc Kinh không tìm kiếm một liên minh chính thức, ít nhất là trong hiện tại. Bắc Kinh không muốn trượt vào thế đối đầu về quân sự với Mỹ giống như những bước đi đơn phương và hiếu chiến sai lầm của Nga ở Trung Đông và châu Âu gây ra. Tương tự, Moscow không muốn buộc phải chọn bên nào nếu Trung Quốc đụng độ với các đối tác kinh tế chiến lược khác của Nga như Việt Nam hay Ấn Độ.

Ngay cả khi không tồn tại một hiệp định an ninh Trung – Nga kiểu NATO, Washington và các đồng minh cũng sẽ sai lầm nếu bỏ qua hậu quả của một đối tác quân sự đang ngày càng gia tăng. Các cuộc tập trận như Vostok-2018 đã cải thiện khả năng phối hợp tác chiến giữa các lực lượng Nga và Trung Quốc, đúng lúc cần thiết trong các điểm nóng khu vực như Trung Á hay trên bán đảo Triều Tiên. Các cuộc tập trận như thế cũng tăng cường sự tin tưởng và các kết nối không chính thức giữa các quan chức cấp cao, không giống cách mà giới chức Washington dành cho các đồng cấp của mình ở châu Âu và châu Á. Lòng tin được tăng cường giữa quân đội Nga và Trung Quốc có thể dẫn tới hợp tác và phối hợp gia tăng về an ninh mạng.

Tuy nhiên, hiện giờ, điều Bắc Kinh quan tâm nhất là dòng vũ khí tinh vi của Nga sẽ giúp cải thiện đáng kể các năng lực tác chiến trước mắt của PLA. Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tân tiến của Nga mà Trung Quốc mua từ năm 2014 và bắt đầu lắp đặt trong năm nay có thể cho phép Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ vùng trời Đài Loan, thách thức khả năng phòng thủ của không quân Đài Loan và các nhà hoạch định quân sự Mỹ. Hệ thống S-400 cũng sẽ giúp Trung Quốc đạt mục đích thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại các vùng biển đang tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Việc Trung Quốc mua Su-35, loại máy bay chiến đấu tân tiến nhất của Nga, cũng sẽ nhằm mục đích này.

Cách hiểu thông thường ở Washington và các nước phương Tây khác đã không tính đến việc mức độ thiển cận của các chính sách Mỹ đang đẩy Nga và Trung Quốc lại gần nhau như thế nào. Giờ là thời điểm để các nhà hoạch định chính sách Mỹ suy nghĩ sáng tạo hơn về cách quản lý một kỷ nguyên mới, trong đó cạnh tranh ngày càng tăng giữa các nước lớn./.

Diệu An

Liên minh Nga-Trung có thể đảo lộn chiến lược quân sự Mỹ

Liên minh Nga-Trung có thể đảo lộn chiến lược quân sự Mỹ

Lần đầu tiên trong lịch sử, 3.200 binh sĩ Trung Quốc tham gia diễn tập bên cạnh khoảng 300.000 binh sĩ Nga ở miền Đông Siberia.

Chính quyền Trump bày lại ván cờ Mỹ - Nga-Trung?

Chính quyền Trump bày lại ván cờ Mỹ - Nga-Trung?

Còn quá sớm đề tường tận về chiến lược “xoay trục” kiểu Donald Trump mà siêu cường Mỹ sẽ áp dụng sau ngày 20/1/2017.

Phía sau hợp đồng mua-bán vũ khí Nga-Trung

Phía sau hợp đồng mua-bán vũ khí Nga-Trung

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Bắc Kinh vào ngày hôm nay (thứ bảy). Những chuyến viếng thăm lẫn nhau Nga - Trung gần như đã được lập trình thường niên trong những năm trở lại đây.

Nga-Trung: Bằng hữu nhưng không tương đồng

Nga-Trung: Bằng hữu nhưng không tương đồng

Trong khi Nga và Trung Quốc thường chúc mừng nhau vì tình bằng hữu sâu đậm, các tham vọng và lợi ích của họ dường như không tương đồng, trừ một lợi ích chung là chứng kiến sức mạnh Mỹ bị kiềm chế. Tại sao vậy?

Nga-Trung: Đối mặt hay nhượng bộ?

Nga-Trung: Đối mặt hay nhượng bộ?

Nga và Trung Quốc cần phải nhượng bộ lẫn nhau nếu muốn đáp ứng nhu cầu đầu tư của Trung Á.

Putin làm biến đổi quan hệ Nga-Trung?

Putin làm biến đổi quan hệ Nga-Trung?

Cuộc khủng hoảng Ukraine không chỉ làm thay đổi quan hệ giữa Nga và phương Tây mà còn dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Moscow và Bắc Kinh.

Mỹ xoay xở thế nào khi Nga-Trung bắt tay nhau?

Mỹ xoay xở thế nào khi Nga-Trung bắt tay nhau?

Sự bắt tay giữa Nga - Trung đã tạo ra một môi trường đầy thách thức với chính sách đối ngoại của Mỹ.