- Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao đổi với Tuần Việt Nam về những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thưa ông, môi trường kinh doanh đã cải thiện nhiều hơn, kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, song đà phá sản của doanh nghiệp chưa được phanh lại, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không thành công. Ông giải thích sao về điều này?

Ông Vũ Tiến Lộc: Việt Nam là đất nước có tinh thần khởi nghiệp cao. Trong chỉ số khởi nghiệp toàn cầu thì Việt Nam đứng thứ 6 về tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp. Như các bạn thấy đấy, chúng ta chỉ có vài mét vuông vỉa hè nhưng nhiều hộ gia đình đã làm ăn buôn bán và phát triển lên từ đây.

Khách du lịch từ Châu Âu sang nước mình, họ nói với tôi rằng Châu Âu đẹp đấy nhưng ở Việt Nam mới là cuộc sống thực sự.

Chúng ta có đa dạng các ngành nghề từ quán trà đá vỉa hè, bác xe ôm cho đến những người làm văn phòng, công sở….cho thấy một xã hội tràn đầy năng lượng và sinh khí. Chưa bao giờ cơ hội kinh doanh cho mọi người bùng nổ như hiện nay.

Tuy nhiên, để giải thích cho việc vì sao môi trường kinh doanh đã có nhiều cải thiện tốt nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại vì hiện nay chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, quan niệm về doanh nghiệp và tính pháp lý của doanh nghiệp, đặc biệt chưa có sự minh bạch đối với doanh nghiệp.

Chúng ta dự báo sẽ có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là theo quan niệm cũ. Cần nhìn ở góc độ rộng và bao quát hơn, hiện nay chúng ta có hàng triệu doanh nhân – hộ kinh doanh, 20 triệu lực lượng lao động trong nền kinh tế.

{keywords}
Những người khởi nghiệp là những doanh nhân đích thực của nền kinh tế thị trường. Ảnh: Lê Anh Dũng

Một lí do khác, hiện ngay người làm kinh doanh có lợi, cơ quan thu thuế có lợi nhưng nền kinh tế Việt Nam thì không được hưởng lợi vì những vấn đề như thuế khoán vẫn còn nhiều khó khăn với doanh nghiệp.

Theo ông, giải pháp nào sẽ giúp minh bạch hóa để giúp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ có cơ hội thành công hơn?

Hiện nay chúng ta có rất nhiều giải pháp công nghệ trên nên tảng Internet. Chính phủ điện tử cũng giúp minh bạch hóa, chính thức hóa các thủ tục, và không cần đến những thủ tục hành chính giấy tờ rườm rà. Đó là cách giúp các hộ kinh doanh nhất bởi họ là những doanh nghiệp siêu nhỏ, họ không thuê mướn nhân công lao động nhiều. Họ cũng phải được công nhận là doanh nhân, gắn kết họ trong cộng đồng doanh nhân thì từ đó mới phát triển được.

Nhìn rộng các nước trên thế giới cũng đều như vậy. Dù là hộ kinh doanh nhỏ hay to cũng phải kinh doanh minh bạch.

Minh bạch là yếu tố nền tảng tạo ra thị trường cạnh tranh thực sự. Minh bạch từ những chuyện nhỏ trong kinh doanh từ đó sẽ tạo bầu không khí trong lành cho doanh nghiệp phát triển.

Chúng ta không cần thiết phải có nhiều doanh nghiệp mà cần chú trọng  nâng cấp chất lượng doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, không cần quy mô to hay nhỏ mà quan trọng là doanh nghiệp phải có đẳng cấp.

Lâu nay chúng ta hay chỉ quan tâm về chỉ tiêu, số lượng như đặt mục tiêu phải có 1 triệu doanh nghiệp hay phải có 10-12 người trong một doanh nghiệp mà không quan tâm nhiều đến chất lượng.

Do vậy, chính sách hiện nay phải thay đổi, tập trung vào việc nâng cấp chất lượng doanh nghiệp, tạo thuật lợi cho sự minh bạch chứ không phải tạo điều kiện để mở thêm doanh nghiệp.

Ông nghĩ như thế nào về những người trẻ khởi nghiệp?

Những người khởi nghiệp là những doanh nhân đích thực của nền kinh tế thị trường. Họ là những ngôi sao hi vọng cho nền kinh tế. Sự nghiệp kinh tế là của toàn dân, họ tạo sức sống cho nền kinh tế và trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Họ là doanh nhân, là những người đi đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận dù quy mô đầu tư có thể chỉ vài triệu đồng.

Khi quan niệm về doanh nhân như vậy thì doanh nhân mới có giá trị thật sự, không phải là những giá trị ảo như lâu nay.

Nếu chúng ta không xem Hà Đông là một doanh nhân thì vô tình chúng ta đã tiêu diệt tính sáng tạo. Họ là những Bill Gate, JackMa của nền kinh tế Việt Nam!

Trách nhiệm xã hội của doanh nhân cũng là điều cần bàn. Ông có lời khuyên gì cho giới doanh nhân nhân ngày Doanh nhân Việt Nam?

Một lần sang Bỉ, tôi có cơ hội tiếp xúc Chủ tịch Liên minh Châu Âu. Tôi hỏi ông muốn nghe điều gì từ Thủ tướng Việt Nam. Ông ấy trả lời rằng, tôi muốn nghe về phát triển bền vững.

Khi họ nói như vậy thì chúng ta cần hiểu là họ đánh giá doanh nghiệp Việt Nam là nhìn vào sự phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nhân, cụ thể hơn là đạo đức của doanh nhân.

Vì sao trước đây có tâm lý dị ứng với doanh nghiệp Việt Nam? Là do một số doanh nhân không có đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Tôi tin trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo này, tương lai các CEO sẽ là những người máy được xây dựng bằng những thuật toán có khả năng đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Nhưng người máy cũng chỉ làm được từ những gì lập trình sẵn, còn con người vẫn là con người, vẫn có sự sáng tạo và cảm xúc của riêng mình từ đó doanh nhân hãy giữ lấy điều đó, luôn cố gắng giữ lửa, chăm lo những vấn đề đời sống và văn hóa cho doanh nghiệp, cộng đồng. Đó cũng là trách nhiệm xã hội của doanh nhân.

Thế giới biết đến người Nhật được trọng bởi chữ tín. Người Tàu là tính cộng đồng, còn người Việt là tính bao dung. Khi chúng ta tạo được sự tin tưởng, chân thành thì mọi việc làm ắt sẽ thành công.

Tư Giang – Lan Anh thực hiện

Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Liệu FDI có làm thui chột doanh nghiệp trong nước?

Hôm nay, ngày 4/10 Hội nghị “Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho FDI trong kỷ nguyên mới” sẽ được tổ chức để tổng kết 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

“Điều quan trọng nhất là cần tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tốt nên nhiều doanh nghiệp đã sang Singapore khởi nghiệp”

“Đoàn thuyền thúng” và nghịch lý mang tên doanh nghiệp tư nhân

“Đoàn thuyền thúng” và nghịch lý mang tên doanh nghiệp tư nhân

Đã có 4 người Việt Nam được xếp hạng tỷ phú đô la trong khi nhiều doanh nhân khác cũng đang vươn lên danh sách này. Tuy nhiên...    

Tăng trưởng phụ thuộc Samsung: Doanh nghiệp lớn có quyền mặc cả?

Tăng trưởng phụ thuộc Samsung: Doanh nghiệp lớn có quyền mặc cả?

Khi doanh nghiệp quá lớn, họ có quyền nhất định để ngồi mặc cả với Chính phủ. Và Samsung cũng đang có lợi thế đó để đàm phán các ưu đãi. Vấn đề là ta cần tận dụng cơ hội ra sao?

Khi Thủ tướng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

Khi Thủ tướng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

Điều quan trọng nhất là thu hút FDI nhưng vẫn phải có không gian để cho doanh nghiệp trong nước phát triển thì chúng ta mới độc lập tự chủ về kinh tế.

Ngay từ đầu Việt Nam đã mở toang, thông thoáng hết mức

Ngay từ đầu Việt Nam đã mở toang, thông thoáng hết mức

Chính sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra một bước tiến dài của hành trình Đổi mới đất nước, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.